Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Địa Lý lớp 7 năm học 2018-2019 (có đáp án)". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
Ngân hàng câu hỏi
Môn: Địa lí Khối 7
Năm học: 2018-2019
Giáo viên thực hiên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Câu 1:(Thông hiểu-kiến thức tuần 1 thời gian làm bài – 5p)
Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm gì của dân số?
Đáp án:
Tháp tuổi biểu hiện cụ thể dân số của một địa phương,cho ta biết các độ tuổi tổng số nam và nữ lao động hiện tại và tương lai dân số già hay trẻ.
Câu 2: (Vận dụng-biết kiến thức tuần 1 thời gian làm bài - 1p)
Hình dạng tháp tuổi đáy rộng thân hẹp cho thấy:
Số người trong độ tuổi lao động ít
Số người trong độ tuổi lao động trung bình
Số người trong độ tuổi lao động nhiều
Cả A vá B đều sai
Đáp án: A
Câu 3: (Thông hiểu - kiến thức tuần 1 thời gian làm bài – 5p)
Tỉ lệ gia tăng dân số là gì? Tỉ lệ sinh ? Tỉ lệ tử?
Đáp án:
Tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
Tỉ lệ sinh là tỉ số giữa trẻ em sinh ra trong năm với số dân trung bình trong năm.
Tỉ lệ tu tỉ số giữa số người chết đi trong năm với số dân của năm đó.
Câu 4: (Nhận biết kiến thức tuần 1 thời gian làm bài - 1p)
Dân cư châu Á thuộc chủng tộc:
Môn-gô-lô-ít
Nê-gro-it
Ơ-rô-pê-ô-it
Cả A,B,C đều sai
Đáp án: A
Câu 5:(Thông hiểu – kiến thức tuần 1 thời gian làm bài-5p)
Căn cứ vào đâu để biết được nơi nào đông dân,nơi nào thưa dân?
A.Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của một nơi
B.Số liệu về mật độ dân số
C.Cả A và B đều đúng
Đáp án: B
Câu 6:(Vận dụng – kiến thức tuần 1 thời gian làm bài -1p)
Dựa vào lược đồ các siêu đô thị trên thế giới năm 2000(SGK) cho thấy châu lục có nhiều siêu đô thị nhất:
A.Châu Á B. Châu Âu
C.Châu Mỹ D.Châu Phi
Đáp án: A
Ngân hàng câu hỏi
Môn: Địa lí Khối 7
Năm học: 2018-2019
Giáo viên thực hiên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Câu 1:(Thông hiểu-kiến thức tuần 1 thời gian làm bài – 5p)
Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm gì của dân số?
Đáp án:
Tháp tuổi biểu hiện cụ thể dân số của một địa phương,cho ta biết các độ tuổi tổng số nam và nữ lao động hiện tại và tương lai dân số già hay trẻ.
Câu 2: (Vận dụng-biết kiến thức tuần 1 thời gian làm bài - 1p)
Hình dạng tháp tuổi đáy rộng thân hẹp cho thấy:
Số người trong độ tuổi lao động ít
Số người trong độ tuổi lao động trung bình
Số người trong độ tuổi lao động nhiều
Cả A vá B đều sai
Đáp án: A
Câu 3: (Thông hiểu - kiến thức tuần 1 thời gian làm bài – 5p)
Tỉ lệ gia tăng dân số là gì? Tỉ lệ sinh ? Tỉ lệ tử?
Đáp án:
Tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
Tỉ lệ sinh là tỉ số giữa trẻ em sinh ra trong năm với số dân trung bình trong năm.
Tỉ lệ tu tỉ số giữa số người chết đi trong năm với số dân của năm đó.
Câu 4: (Nhận biết kiến thức tuần 1 thời gian làm bài - 1p)
Dân cư châu Á thuộc chủng tộc:
Môn-gô-lô-ít
Nê-gro-it
Ơ-rô-pê-ô-it
Cả A,B,C đều sai
Đáp án: A
Câu 5:(Thông hiểu – kiến thức tuần 1 thời gian làm bài-5p)
Căn cứ vào đâu để biết được nơi nào đông dân,nơi nào thưa dân?
A.Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của một nơi
B.Số liệu về mật độ dân số
C.Cả A và B đều đúng
Đáp án: B
Câu 6:(Vận dụng – kiến thức tuần 1 thời gian làm bài -1p)
Dựa vào lược đồ các siêu đô thị trên thế giới năm 2000(SGK) cho thấy châu lục có nhiều siêu đô thị nhất:
A.Châu Á B. Châu Âu
C.Châu Mỹ D.Châu Phi
Đáp án: A
Câu 7: (Nhân biết kiến thức tuần 2 thời gian làm bài -5p)
Quần cư là gì ?Có mấy kiểu quần cư?
Đáp an:
-Quần cư là dân cư sống quây tụ lại ở một nơi một vùng
-Có 2 kiểu quần cư: Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
Câu 8:(Thông hiểu kiền thức tuần 2 thời gian làm bài-1p)
Trên thế giới số siêu đô thị tằng nhanh ở:
A.Các nước kém phát triển
B.Các nước đang phát triển
C.Các nước phát triển
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Câu 9: (Vận dụng kiến thức tuần 2 thời gian làm bài-5p)
Nêu sự khác nhau cơ bản giữa 2 kiểu quần cư nông thôn và đô thị?
Đáp án:
- Quần cư nông thôn có mật độ dân cư thấp làng mạc thôn xóm thừơng phân tán gắn với đất rừng đồng cỏ hay mặt nước dân cư sống chủ yếu dựa vào hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị có mật độ dân số cao dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ
Câu 10: (Nhận biết kiến thức tuần 2 thời gian làm bài - 1p)
Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm:
Nóng và ẩm quanh năm
Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm
Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hơn 10 độ c
Cả A,B,C đều đúng
Đáp án: D
Câu 11:(Thông hiểu kiến thức tuần 3 thời gian làm bài -1p)
Đới nóng có bao nhiêu kiểu môi trường?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: C
Câu 12: (Vận dụng kiến thức tuần 3 thời gian làm bài-5p)
Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm
Đáp án:
Đặc điểm nắng nóng mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độcao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng nhiều dây leo, chim thú
Câu 13: (Nhận biết kiến thức tuần 3 thời gian làm bài - 1p)
Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới:
Xa van B. Rừng thưa C. Nửa hoang mạc D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: A
Câu 14: (Thông hiểu kiến thức tuần 4 thời gian làm bài - 5p)
Hãy nêu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới?
Đâp án:
Đặc điểm: nóng quanh năm, có thời kỳ khô hạn, càng gần chí tuyến thời kỳ khô hạn càng dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.
Câu 15:(Vận dụng kiến thức tuần 4 thời gian làm bài - 5p)
Tại sao diện tích xa van và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới ngày càng mở rộng ?
Đáp án:
Diện tính xavan, nửa hoang mạc ngày càng mở rộng là do lượng mưa ít, do con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu và cây cối khó mọc lại được.
Câu 16: Thông hiểu kiến thức tuần 4 thời gian làm bài – 1p)
Khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa:
A. Đông Nam Á B. Nam Á
C.Cả A,B,C đều đúng D. Cả A,B,C đều sai
Đáp án: A
Câu 17: (Vận dụng kiến thức tuần 4 thoi gian am bai -5p)
Hãy nêu các biện pháp khắc phục khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió muà gây ra trong sản xuất nông nghiệp?
Đáp án:
Làm thủy lợi , trồng cây tre phủ rừng
Có các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh
Câu 18: (Nhận biết kiến thức tuàn 5 thời gian làm bài - 1p)
Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
A. 50% B. 60%
C. 70% D 80%
Đáp án: A
Câu 19: ( Thông hiểu - kiến thức tuần 5 thời gian làm bài - 5p)
Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra?
Đáp án:
Gây sức ép về dân số, sự phát triển kinh tế xã hội đời sống khó khăn, thiếu việc làm, nhu cầu sinh hoạt điện nước hạn chế, môi trường ô nhiễm.
Câu 20: (Vận dụng kiến thức tuần 5 thời gian làm bài – 5p)
Vì sao nguồn tài nguyện thiên nhiên của các nước ở đới nóng ngày càng cạn kiệt?
Đáp án:
- Do dân số ngày càng đông, lương thực thiếu hụt phải mở rộng diệt tích đất trồng, dất rừng, các nguồn tài nguyên khoáng sản khai thác không qua chế biến. Xuất khẩu các loai nguyên liệu, nhiên liệu không qua chế biến đã làm cho nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt.
Câu 21: (Nhận biết - kiến thức tuần 6 thời gian làm bài – 1p)
Thời tiết đới ôn hòa thay đổi thất thường là do:
A. Nằm ở vị trí trung gian B. Nằm giữa đới nóng và đới lạnh
C. Cả A, B đều đúng D. Cả A,B, đều sai
Đáp án: C
Câu 22: ( Thông hiểu - kiến thức tuần 6 thời gian làm bài - 5p)
Vì sao ngành chăn nuôi ở đới nóng chưa phát triển bằng ngành trồng trọt?
Đâp án: Do hình thức chăn thả trên đồng cỏ còn phổ biến nguồn thức ăn cho gia súc chưa được ổn định.
Câu 23: (Vận dụng kiến thức tuần 6 thời gian làm bài – 5p)
Hãy nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường xích đạo ẩm?
Đáp án: Các giải pháp
Bảo vệ, giữ gìn rừng cây
Không chặt phá, khai thác rừng bưa bãi
Trồng cây che phủ đất, trồng rừng ở các vùng đồi núi để baoe vệ lớp đất màu khỏi bị nước mưa cuốn trôi.
Câu 24: ( Nhận biết kiến thức tuần 6 thời gian làm bài – 1p)
Hộ gia đình và trang trại là hai hình thức gì?
Sản xuat tiên tiến giống nhau về qui mô
khác nhau về qui mô nhưng trình độ sản xuất tiên tiến
Sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp
Cả B, C đều đúng
Đáp án: D
Cau 25: ( Thông hiểu kiến thức tuần 6 thời gian làm bài - 5p)
Nêu một vài dẫn chứng thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu đến môi trường.
Đáp án:
Phá rừng, lấy đất canh tác, khai thác rừng lấy củi, gỗ làm nhà hoặc xuất khẩu, làm cho 700 triệu người không có nước sạch, 80% số người mắc bệnh do thiếu nước sạch.
Câu 26: (Vận dụng kiến thức tuần 6 thời gian làm bài – 5p)
Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc di dân ở các nước thuộc đới nỏng?
Đáp án:
Những nhân tố: Thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm…
Câu 27: ( Nhận biết kiến thức tuần 7 thời gian làm bài – 1p)
Các trung tâm công nghiệp ở đới ôn hòa phân bố chủ yếu ở:
Các cửa song B. Các vùng ven biển C. Các đô thị D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Câu 28: ( Thông hiểu kiến thức tuần 7 thời gian làm bài - 1p)
Đặc điểm nền công nghiệp ở đới ôn hòa?
Công nghiệp hiện đại
Cơ cấu các nghành công nghiệp đa dạng
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án : C
Câu 29: (Vận dụng kiến thức tuần 7 thời gian làm bài – 6p)
Để giải quyết vấn đề về môi trường và xã hội ở các đô thị, nhiều nước ở đới ôn hòa đã có biện pháp gì?
Đáp án: Các biên pháp tiến hành:
Quy hoạch lại đô thị theo hướng “Phi tập trung”, xây dựng nhiều Thành phố vệ tinh, chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến cắc vùng mới và đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
Câu 30: ( Nhận biết kiến thức tuần 7 thời gian làm bài - 1p)
Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa?
Do khí thải của nhà máy, xe cộ B. Các chất thải công nghiệp
Cả A, B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Câu 31: ( Thông hiểu – kiến thức tuần 7 thời gian làm bài - 5p)
Háy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa.
Đáp án:
Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thong thải vào khí quyển.
Hậu quả: Tạo lên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao,…khí thải còn làm thủng tầng ozon.
Câu 32: ( Nhận biết kiến thức tuần 7 thời gian làm bài - 1p)
Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô hạn như thế nào?
Đáp án:
Động thực vật thích nghi với môi trường bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể
Câu 33: (Vận dụng kiến thức tuần 8 thời gian làm bài – 6p)
Nêu một số ví dụ để cho thấy những tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
Đáp án:
Diện tích hoang mạc trên thế giới đang ngày càng mở rộng, một phần do cát lấn, do biến động của khí hậu toàn cầu nhưng chủ yếu là do tác động của con người: Khai thác đât mà không phục hồi, chăm sóc làm đất bị cạn kiệt, chặt cây xanh, lấy củi hoặc để gia súc ăn hết cây non.
Câu 34: ( Nhận biết kiến thức tuần 8 thời gian làm bài - 1p)
Nguồn tài nguyên chủ yếu ở đới lạnh:
Hải sản, thú có lông quý B. Các loại khoáng sản
Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Câu 35: ( Thông hiểu – kiến thức tuần 9 thời gian làm bài - 5p)
Vấn đề quan trọng hiện nay cần giải quyết ở đới lạnh là gì?
Đáp án: Đó là thiếu nguồn nhân công và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.
Câu 36 : ( Thông hiểu – kiến thức tuần 8 thời gian làm bài - 1p)
Ở đới ôn hòa, tỉ lệ dân đô thị chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 65% B. 75% C. 80% D. 85%
Đáp án : B
Câu 37: ( Thông hiểu kiến thức tuần 10 thời gian làm bài - 1p)
Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố?
Tập trung dọc theo hai đường chí tuyến
Nơi có các dòng biển lạnh chạy qua
Nằm sâu trong nội địa
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Câu 38: ( Nhận biết kiến thức tuần 10 thời gian làm bài - 5p)
Hoạt động kinh tế cổ truyền của dân tộc sống trong hoang mạc dưới hình thức gì?
Đáp án:
Hoạt động kinh tế cổ truyền của dân tộc sống trong hoang mạc dưới hình thức chăn nuôi du mục.
Câu 39: ( Thông hiểu kiến thức tuần 11 thời gian làm bài – 1 p)
Ở hoang mạc các động vật nuôi phổ biến?
A. Lạc đà B. Lừa, Ngựa
C. Dê, Cừu D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: A
Câu 40: ( Thông hiểu kiến thức tuần 11 thời gian làm bài – 1 p)
Môi trường đới lạnh nằm từ?
A. Đường vòng cực đến hai cực B. Vĩ độ 60 đến 90
C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Đáp án: C
Câu 41: ( Thông hiểu kiến thức tuần 12 thời gian làm bài – 1 p)
Hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu?
A. Chăn nuôi B. Săn bắt động vật
B. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Đáp án: B
Câu 42: ( Thông hiểu kiến thức tuần 12 thời gian làm bài – 1 p)
Sự phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi là do?
Sự thay đổi nhiệt độ không khí từ chân núi lên đỉnh núi
Độ ẩm không khí
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: D
Câu 43: ( Nhận biết kiến thức tuần 13 thời gian làm bài - 5p)
Lục địa là gì? Lục địa khác với châu lục như thế nào?
Đáp án:
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triêu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh
Câu 44: (Nhận biết kiến thức tuần 14 thời gian làm bài – 1p)
Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 thế giới, đứng sau châu lục nào?
Châu Á , Châu Âu
Châu Mĩ, Châu Đại Dương
Châu Á, Châu Mĩ
Cả A,B,C đều sai
Đáp án: C
Câu 45: (Thông hiểu kiến thức tuần 15 thời gian làm bài - 1p)
Nêu đặc điểm nền công nghiệp của các nước Bắc Phi?
Đáp án:
Các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển, giá trị sản lượng công nghiệp thấp, chiếm 2% thế giới, chỉ có ngành công nghiệp khai khoáng truyền thống. Các ngành được chú trong phát triển là ngành công nghiệp thực phâm và lắp ráp cơ khí. công nghiệp luyện kim và chế tạo máy chỉ có ở một vài nước.
Câu 46: (Nhận biết kiến thức tuần 16 thời gian làm bài – 5p)
Nêu đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực Bắc Phi?
Đáp án:
- Bắc phi chủ yếu là người Ả Rập và người Béc –be, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, theo đạo Hồi. kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác xuất khẩu dầu mỏ,khí đốt và phát triển du lịch.