Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "TỪ BÀI THƠ ĐÁM MA BÁC GIUN KỂ LẠI CÂU CHUYỆN ĐÁM MA BÁC GIUN". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
DỰA VÀO BÀI THƠ “ĐÁM MA BÁC GIUN” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA HÃY KỂ LẠI CÂU CHUYỆN ĐẤM MA BÁC GIUN
Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thở đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài thơ với số lượng 10 000 cuốn năm 1973. Góc sân khoảng trời được bổ sung thành 66 bài in với số lượng lên tới 50 000 bản. Thế là tập thơ này mỗi năm được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50 một con số có lẽ là kỉ lục cho những cuốn sách tái bản ở nước ta.
Nhiều bài thơ đã đi cùng năm tháng như “Hạt gạo làng ta” , “Trăng sáng sân nhà em”…những bài thơ làm lên tên tuổi của thần đồng thơ tám tuổi. Sáng tác nhiều nhưng thơ Trần Đăng Khoa chưa bao giờ mất đi cái nét tự nhiên, trẻ thơ như thế. Chúng ta cùng suy ngẫm vài điều thú vị qua bài thơ”Đám ma bác Giun” trong tuyển tập thơ “Góc sân và khoảng trời” sáng tác năm 1967.
Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới gốc cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến Con đi trước, Kiên Già theo sau
Cầm hương Kiến Đất bạc đầu
Khóc than Kiến Cánh khoác màu áo tăng
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu Kiến Gió kéo ra chia phần…
Bác Giun chết, thế là lũ kiến kéo nhau ra làm thịt bác chia phần nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn cũng thật là trẻ con.
Bài thơ với lời thơ, ý thơ giản dị trong sáng nhưng đều toát nên được nét hồn nhiên rất gần gũi với tuổi thơ nông thôn chúng ta.
Mở đầu bài thơ với hai câu thơ mang tính chất thông báo
Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Bác Giun suốt ngày cần mẫn, tận tụy làm cái công việc thầm lặng, nặng nhọc của mình để mưu sinh nhưng cũng đem lại ít nhiều lợi ích cho con người nhưng vì lao động quá sức bác đã đột tử ngay vườn chuối sau nhà.
Nhưng mà cũng có niềm an ủi, là bác đi mát mẻ nhẹ nhàng dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cái cờ mà Khoa đã tả.
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến Con đi trước Kiến Già đi sau
Nghe đọc hai câu thơ, chúng ta cảm nhận được rằng khi lũ kiến đánh hơi thấy mùi tanh của xác chết chúng đã đàn đàn lũ lũ kéo nhau ra để tranh nhau chia phần ăn bởi vì lâu lâu mới có một bữa tiệc ngon lành đến như thế. Nhưng không! Trần Đăng Khoa đã biến cái đó thành một đám ma đưa bác Giun về nơi an nghỉ. Bối cảnh thật hợp lý và đầy tính nhân văn.
Cầm hương Kiến Đất bạc màu
Khóc thương Kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt lửa đỏ làng
Kiến Kim chống gậy Kiến Càng nặng vai
Dẫn đầu đoàn đưa tang là lão Kiến Đất làm tăng thêm uy nghiêm trang trọng. Đi sau có thể kể đến sự xuất hiện của Kiến Cánh, chú ta than khóc tiếc thương bác hàng xóm qua đời một cách thật sự đau xót và thương cảm khiến cho ta liên tưởng đến sự ra đi của một con người trong cái tình người với nhau. Không thể để Kiến Cánh Kiến Đất cùng thể hiện, mà Kiến Lửa Kiến Kim Kiến Càng đều cùng cật lực hăng hái chung sức vào gánh vác phần nặng nhọc về mình để thể hiện ân nghĩa cuối cùng với người đã khuất một con vật hiền lành chịu thương chịu khó. Phải chăng anh Khoa đưa đến chúng ta một triết lí sống ân nghĩa ân tình xóm giềng với nhau nghĩa tử lầ nghĩa tận.
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu Kiến Gió kéo ra chia phần…
Xin đừng trách Kiến Đen đám tang nào mà chẳng có người say. Kiến Đen buồn bởi sự ra đi của bác Giun mà uống cho say đấy. Đáng trách đáng giận là lũ Kiến Gió. Khi bác Giun mất chẳng biết chốn đi đằng nào sau khi “Đám ma đưa đến là dài – Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò mặt ra chia phần, quả thực có chân nhưng chẳng kịp khởi động để chạy mà bay mau đến chia phần. Lẽ đời là như thế đấy trong xã hội cũng có kẻ này kẻ khác nhưng vẫn còn rất nhiều người tốt, nhiều người sống nghĩa tình lắm chứ?
Đọc xong bài thơ khi gấp sách lại những âm hưởng bài thơ vẫn còn in đậm trong tâm hồn cứ nhắc nhở ta phải sống nghĩa tình cho đến khi không còn trên cõi đời này.