Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "Vật lý 12 Dao động cơ có đáp án". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.
Chương II: DAO ĐỘNG CƠ
Chủ đề 1: Dao động điều hòa
1. Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi
A. li độ có độ lớn cực đại. B. li độ bằng không. C. li độ cực tiểu. D. gia tốc có độ lớn cực đại.
2. Gia tốc của chất điểm điều hòa bằng không khi vật có
A. cùng pha với li độ. B. vận tốc cực đại. C. li độ cực tiểu. D. vận tốc bằng không.
2. 3. Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi như thế nào?
A. cùng pha với li độ; B. ngược pha với li độ; C. sớm pha so với li độ; D. trễ pha so với li độ.
2. 4. Trong dao động điều hòa , gia tốc biến đổi như thế nào?
A. cùng pha với li độ; B. ngược pha với li độ; C. sớm pha so với li độ; D. trễ pha so với li độ
2. 5. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi.
A. cùng pha với vận tốc; B. ngược pha với vận tốc;C. sớm pha so với vận tốc; D. trễ pha so với vận tốc.
2. 6. Động năng trong dao động điều hòa biến đổi theo thời gian.
A. tuần hoàn với chu kì T. B. như hàm cosin. C. không đổi. D. tuần hoàn với chu kì T/2.
2. 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cơ năng của dao động điều hòa bằng
tổng động năng và thế năng vào thời điểm bất kì. C.động năng vào thời điểm ban đầu.
thế năng ở vị trí biên. D.động năng ở vị trí cân bằng.
2. 8. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
tác dụng một ngoại lực làm giảm lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian vào dao động.
tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì để bổ sung phần năng lượng vừa bị mất mát.
kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần.
2. 9. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
VÕ ĐỨC TÂN – THPT VIỆT ĐỨC
Chương II: DAO ĐỘNG CƠ
Chủ đề 1: Dao động điều hòa
1. Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi
A. li độ có độ lớn cực đại. B. li độ bằng không. C. li độ cực tiểu. D. gia tốc có độ lớn cực đại.
2. Gia tốc của chất điểm điều hòa bằng không khi vật có
A. cùng pha với li độ. B. vận tốc cực đại. C. li độ cực tiểu. D. vận tốc bằng không.
2. 3. Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi như thế nào?
A. cùng pha với li độ; B. ngược pha với li độ; C. sớm pha so với li độ; D. trễ pha so với li độ.
2. 4. Trong dao động điều hòa , gia tốc biến đổi như thế nào?
A. cùng pha với li độ; B. ngược pha với li độ; C. sớm pha so với li độ; D. trễ pha so với li độ
2. 5. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi.
A. cùng pha với vận tốc; B. ngược pha với vận tốc;C. sớm pha so với vận tốc; D. trễ pha so với vận tốc.
2. 6. Động năng trong dao động điều hòa biến đổi theo thời gian.
A. tuần hoàn với chu kì T. B. như hàm cosin. C. không đổi. D. tuần hoàn với chu kì T/2.
2. 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cơ năng của dao động điều hòa bằng
tổng động năng và thế năng vào thời điểm bất kì. C.động năng vào thời điểm ban đầu.
thế năng ở vị trí biên. D.động năng ở vị trí cân bằng.
2. 8. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
tác dụng một ngoại lực làm giảm lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian vào dao động.
tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì để bổ sung phần năng lượng vừa bị mất mát.
kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần.
2. 9. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
hệ số lực cản( của ma sát nhớt) tác dụng lên vật.
2. 10. Xét dao động tổng hợp của 2 dao động thành phần có cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc.
A. biên độ của dao động thành phần thứ nhất. B. biên độ của dao động thành phần thứ hai.
C. tần số chung của hai dao động thành phần. D. độ lệch pha của hai dao động thành phần.
2. 11. Dao động cơ là
chuyển động tuần hoàn quanh một vị trí cân bằng.
chuyển động đều qua một vị trí cân bằng.
chuyển động tròn đi qua một vị trí cân bằng.
chuyển động thẳng biến đổi đi qua một vị trí cân bằng.
2. 12. Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos (ωt + φ). Đại lượng (ωt +φ) gọi là
A. biên độ của dao động. B. tần số góc của dao động.
C. pha của dao động. D. chu kì của dao động.
2. 13. Nghiệm nào dưới đây không phải là nghiệm của phương trình x’’ + ω2x = 0?
A. x = Asin (ωt + φ). B. x = Acos (ωt + φ)
C. x = A1sinωt + A2cosωt D. x = Atsin (ωt + φ).
2. 14. Trong dao động điều hòa x = Acos (ωt +φ), vận tốc biến đổi điều hòa theo phương trình
A. v = Acos (ωt + φ). B. v = Aωcos (ωt + φ) C. v = - Asin (ωt + φ). D. v = - Aωsin (ωt + φ).
15. Trong dao động điều hòa x = Acos (ωt +φ), gia tốc biến đổi điều hòa theo phương trình
A. a = Acos (ωt + φ). B. a = Aω2 cos (ωt + φ) C. a = - Aω2cos (ωt + φ). D. a = - Aωcos (ωt + φ).
2. 16. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cứ sau một khỏang thời gian chu kì thì vật lại trở về vị trí ban đầu.
Cứ sau một khỏang thời gian chu kì thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
Cứ sau một khỏang thời gian chu kì thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
Cứ sau một khỏang thời gian chu kì thì li độ của vật lại không trở về giá trị ban đầu.
2. 17. Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là.
A. ωA. B. ω2A. C. - ωA. D. - ω2A.
2. 18. Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là
A. ωA. B. ω2A. C. - ωA. D. - ω2A.
2. 19. Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của vận tốc là
A. ωA. B. 0. C. - ωA. D. - ω2A .
2. 20. Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của gia tốc là
A. ωA. B.0. C. - ωA. D. - ω2A.
2. 21. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
Gia tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
Vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
Gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
2. 22. Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi
A. lực tác dụng đổi chiều. B. lực tác dụng bằng không.
C. lực tác dụng có độ lớn cực đại. D. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
2. 23. Vận tốc của vật dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí
A. có li độ cực đại. B. có gia tốc đạt cực đại. C. có li độ bằng không. D. có pha dao động cực đại.
2. 24. Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng không khi vật ở vị trí
A. có li độ cực đại. B. có vận tốc cực tiểu. C. có li độ bằng không. D. có pha dao động cực đại
2. 25. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = - 6 cos(4π t)cm, biên độ dao động của vật là
A.4cm. B. 6cm. C. -6 cm. D. 6m.
2. 26. Một vật có khối lượng 10 g dao động điều hòa với biên độ 2 cm. Gia tốc cực đại của hạt là 8000 m/s2. cơ năng của hạt có giá trị là
A. 0,1 J. B. 0,4 J. C. 0,8 J. D. 05 J.
2. 27. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6 cos(4π t)cm, tần số dao động của vật là
A.6Hz. B. 4Hz. C. 2Hz. D. 0,5Hz.
2. 28. Một chất điểm dao động điều hòa theo chương trình: x = 4 cos (πt +)cm, pha dao động của chất điểm tại thời điểm t =1s là
A. – 3(cm). B. 2(s). C. 1,5π(rad). D. 0,5(Hz).
2. 29. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6 cos(4π t) cm, tọa độ của vật tại thời điểm t = 10s là.
A.3cm. B. 6cm. C. – 3cm. D. – 6cm .
2. 30. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5 cos(2π t)cm, tọa độ của chất điểm tại thời điểm t = 1,5s là.
A.1,5cm. B. – 5cm. C. 5cm. D. 0cm.
2. 31. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6 cos(2π t)cm, vận tốc của vật tại thời điểm t = 7,5s là.
A.0cm/s. B. 5,4cm/s. C. – 75,4cm/s. D. 6cm/s.
2. 32. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6 cos(2π t)cm, gia tốc của vật tại thời điểm t = 5s là
A. 0. B. 947,5cm/s2. C. – 947,5cm/s2. D. 947,5cm/s.
2. 33. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 2 cos10π t(cm). Khi động năng bằng 3 lần thế năng thì chất điểm ở vị trí có li độ là.
A. 2cm. B. 1,4cm. C. 1cm. D. 0,67cm.
2. 34. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4cm và chu kì T = 2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A. x = 4cos(2πt - )cm. B. x = 4cos(πt - )cm. C. x = 4cos(2πt + )cm. D. x = 4cos(πt + )cm.
2. 35. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng?
Động năng và thế năng biến đổi điều hòa cùng chu kì.
Động năng biến đổi điều hòa cùng chu kì với vận tốc.
Thế năng biến đổi điều hòa với tần số gấp 2 lần tần số của li độ.
Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian.
2. 36. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng?
Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB.
Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong 2 vị trí biên.
Thế năng đạt giá trị cực đại khi vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực đại.
37. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Công thức E = kA2 cho thấy cơ năng bằng thế năng khi vật có li độ cực đại.
Công thức E = mV2max cho thấy cơ năng bằng động năng khi vật qua VTCB.
Công thức E = mω2 A2 cho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian.
Công thức Et = kx2 = kA2 cho thấy thế năng không thay đổi theo thời gian.
2. 38. Động năng của dao động điều hòa
biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin. C. biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.
biến đổi tuần hoàn với chu kì T. D. không biến đổi theo thời gian.
2. 39. Một vật khối lượng 750g dao động điều hòa với biên độ 4cm, chu kì 2s (lấy π2 = 10). Năng lượng của dao động của vật là
A. 60kJ. B. 60J. C. 6mJ. D. 6J.
2. 40. Phát biểu nào sau đậy với con lắc đơn dao động điều hòa là không đúng?
Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
Thế năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật
Cơ năng không thay đổi theo thời gian và tỉ lệ với bình phương biên độ góc.
2. 41. Trong dao động điều hòa li độ, vận tốc, gia tốc là 3 đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có
A. cùng biên độ. B. cùng pha. C. cùng tần số góc. D. cùng pha ban đầu.
2. 42. Trong dao động điều hòa.
A. vận tốc và li độ luôn cùng chiều. B. vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều.
C. gia tốc và li độ luôn ngược chiều. D. gia tốc và li độ luôn cùng chiều.
Chủ đề 2: Con lắc lò xo
2. 43. Phát biểu nào sau đây là không đúng với con lắc lò xo dao động theo phương ngang?
Chuyển động của vật là chuyển động trên đường thẳng.
Chuyển động của vật là chuyển động thẳng biến đổi đều.
Chuyển động của vật là dao động tuần hoàn.
Chuyển động của vật là dao động điều hòa.
2. 44. Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua.
vị trí cân bằng. C.vị trí vật có li độ cực đại.
vị trí mà lò xo không bị biến dạng. D. vị trí mà lực đàn hồi có giá trị bằng không.
45. Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo giãn ra 0,8cm. Kích thích cho nó dao động điều hòa, lấy g = 10m/s2.Chu kì của dao động là
A. 0,178s. B. 0,057s. C. 222s. D. 1,777s.
2. 46. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
2. 47. Con lắc lo xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật
A. Tăng lên 4 lần. B. Giảm đi 4 lần. C. Tăng lên 2 lần. D. Giảm đi 2 lần.
2. 48. Con lắc lò xo gồm vật m = 200g và lò xo có độ cứng k = 50N/m (lấy π2 = 10), dao động điều hòa với chu kì là
A. 0,2s. B. 0,4s. C. 50s. D. 100s.
2. 49. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T= 0,5s, khối lượng của quả nặng là m = 400g, (lấy π2 = 10). độ cứng của lò xo có giá trị là.
A. 0,156N/m. B. 32N/m. C. 64N/m. D. 6400N/m.
2. 50. Con lắc lò xo nằm ngang dao động với biên độ A = 8cm, chu kì T = 0,5s, khối lượng của vật là m = 0,4kg, , (lấy π2 = 10). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là.
A. 525N. B.5,12 N. C. 256 N D. 2,56N.
2. 51. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m.Người ta kéo quả nặng dọc theo trục lò xo ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa. Chọn thời điểm ban đầu là lúc thả vật thì phương trình dao động của vật nặng là.
A. x = 4cos(10t)cm. B. x = 4cos(10t - )cm. C. x = 4cos(10πt - )cm. D. x = 4cos(10πt + )cm.
2. 52. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m.Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Cơ năng dao động của con lắc là.
A. 320J. B. 6,4.102J. C.3,2.102J. D. 3,2J.
2. 53. Con lắc lò xo gồm lò xo k và vật m, dao động điều hòa với chu kì T =1s. Muốn tần số dao động của con lắc là f’ = 0,5Hz, thì khối lượng của vật m’phải thỏa mãn là
A. m’ = 2m. B. m’ =3m. C. m’ = 4m. D. m’ = 5m.
2. 54. Một con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng m = 400g và một lò xo có độ cứng k = 40N/m. Người ta kéo quả nặng dọc theo trục lò xo ra khỏi VTCB một đoạn bằng 8cm và thả cho nó dao động. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, mốc thời gian là lúc thả vật thì phương trình dao động của quả nặng là
A. x = 8cos(0,1t)(cm). B. x = 8cos(0,1πt)(cm). C. x = 8cos(10πt)(cm). D. x = 8cos(10t)(cm).
2. 55. Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng , người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s hướng theo trục lò xo. Biên độ dao động của quả nặng là.
A. 5m. B. 5cm. C. 0,125 m. D. 0,125cm.
2. 56. Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, nó dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,2s. Khi gắn quả nặng m2 vào lò xo trên, nó dao động điều hòa với chu kì T2 = 1,6s. Khi gắn đồng thời m1 và m2 vào lò xo đó thì chu kì dao động của chúng là
A. 1,4s. B. 2,0s. C. 2,8s. D. 4,0s.
2. 57.Khi mắc vật m vào lò xo k1 thì vật m dao động điều hòa với chu kì T1 = 0,6s, khi mắc vật m vào lò xo k2 thì vật m dao động điều hòa với chu kì T2 = 0,8s. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k1 nối tiếp với k2 thì chu kì dao động của m là
A. 0,48s. B. 0,70s. C. 1,00s. D. 1,40s.
2. 58. Khi mắc vật m vào lò xo k1 thì vật m dao động điều hòa với chu kì T1 = 0,6s, khi mắc vật m vào lò xo k2 thì vật m dao động điều hòa với chu kì T2 = 0,8s. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k1 song song với k2 thì chu kì dao động của m là
A. 0,48s. B. 0,70s. C. 1,00s. D. 1,40s.
Chủ đề 3: Con lắc đơn, con lắc vật lí
2. 59. Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hòa với chu kì T phụ thuộc vào
A. l và g. B. m và l. C. m và g. D. m, l và g.
2. 60. Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con
lắc:
A. Tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
2. 61. Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.
Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
2. 62. Con lắc đơn( chiều dài không đổi), dao động điều hòa có chu kì phụ thuộc vào
khối lượng của quả nặng. C. trọng lượng của quả nặng.
tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của nặng. D. khối lượng riêng của quả nặng.
2. 63. Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/ s2, chiều dài của con lắc là
A. 24,8m. B. 24,8cm. C. 1,56m. D. 2,45m.
2. 64. Một con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1 = 0,8s. một con lắc đơn khác có độ dài l2 dao động với chu kì T2 = 0,6s. Chu kì của con lắc đơn có độ dài l1 + l2 là
A. 0,7s. B. 0,8s. C. 1,0s. D. 1,4s.
2. 65. Một con lắc đơn có độ dài l1, trong khoảng thời gian t nó thực hiện được 6 dao động điều hòa. người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16 cm, cũng trong khoảng thời gian t như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là
A. 25m. B.25cm. C.9m. D. 9cm.
2. 66. Tại một nơi có 2 con lắc đơn đang dao động điều hòa. Trong cùng một khoảng thời gian, người ta thấy con lắc thứ nhất thực hiện được 4 dao động, con lắc thứ 2 thực hiện được 5 dao động. Tổng chiều dài của 2 con lắc là 164cm. Chiều dài của mỗi con lắc lần lượt là.
A. l1 = 100m, l2 = 6,4m.B. l1 = 64cm, l2 = 100cm.C. l1 = 1,00m, l2 = 64cm. D. l1 = 6,4cm, l2 = 100cm.
2. 67. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng tại một nơi trên mặt đất. Người ta đưa đồng hồ từ mặt đất lên độ cao h = 5km, bán kính Trái Đất là R = 6400km (coi nhiệt độ không đổi). Mỗi ngày đêm đồng hồ đó chạy
A. nhanh 68s. B. chậm 68s. C. nhanh 34s. D. Chậm 34s.
2. 68. Một con lắ đơn dao động điều hòa, có chu kì dao động T = 4s, thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ VTCB đến vị trí có li độ cực đại là
A. 0,5s. B. 1,0s. C. 1,5s. D. 2,0s.
2. 69. Một con lắ đơn dao động điều hòa, có chu kì dao động T = 3s, thời gian để con lắc đi từ VTCB đến vị trí có li độ x = A/2 là
A. 0,250s. B. 0,375s. C. 0,750. s. D.1,50s.
2. 70. Một con lắ đơn dao động điều hòa, có chu kì dao động T = 3s, thời gian để con lắc đi từ VTCB (x =0) đến vị trí có li độ x = A/2 là
A. 0,250s. B. 0,375s. C. 0,500 s. D.0,750s.
2. 71. Một vật rắn khối lượng 1,5kg có thể quay quanh một trục nằm ngang. Dưới tác dụng của trọng lực,vật dao động điều hòa với chu kì 0,5s. Khoảng cách từ trục quay đến khối tâm của vật là 10cm, lấy g = 10m2. Momen quán tính của vật đối với trục quay đó là
A. 94,9.10-3kgm2. B. 18,9.10-3kgm2. C. 59,6.10-3kgm2. D. 9,49.10-3kgm2.
Chủ đề 4: Tổng hợp dao động
2. 72. Hai dao động điều hòa cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là.
A. φ = 2nπ (với nZ). B. (φ = 2n + 1)π (với nZ).
C. φ = (2n + 1)(với nZ). D. φ = (2n + 1)(với nZ).
2. 73. Hai dao động điều hòa nào sau đây được gọi là cùng pha?
x1 = 3cos( πt + ) cm và x2 = 3cos( πt + ) cm
x1 = 4cos( πt + ) cm và x2 = 5cos( πt + ) cm
x1 = 2cos( 2πt + ) cm và x2 = 2cos( πt + ) cm
x1 = 3cos( πt + ) cm và x2 = 3cos( πt - ) cm
2. 74. Nhận xét nào sau đây về biên độ dao động tổng hợp là không đúng?
Dao động tổng hợp của hai hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số
Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.
Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ hai.
Có biên độ phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động hợp thành.
Có biên độ phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động hợp thành.
2. 75. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là
A. 2cm. B. 3cm. C. 5cm. D. 21cm.
2. 76. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 3cm và 4cm. Biên độ dao động tổng hợp không thể là.
A. 3cm. B. 4cm. C. 5cm. D. 8cm.
2. 77. Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số x1 = sin2t (cm) và x2 = 2,4cos2t (cm). Biên độ của dao động tổng hợp là
A. 1,84cm. B. 2,60cm. C.3,40cm.