1 . ,
Trong tác phẩm Ngắm trăng , Hồ Chí Minh viết :
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa ,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt ,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia .
Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giam ở nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch ( tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943 ) . Khung cảnh ngày tù ấy được nhà thơ tái hiện ngay trong câu thơ đầu :
" Trong tù không rượu cũng không hoa " ( Ngục trung vô tửu diệc vô hoa )
Bằng cách điệp từ " vô " , Bác đã gợi lên cảnh tù đày thiếu thốn và gian khổ . Nhà tù là nơi mà tù nhân bị đối xử không như người bình thường vậy tại sao Bác lại nhắc đến rượu và hoa ? Các thi nhân xưa thường uống rượu , chơi hoa , thưởng nguyệt ( ngắm trăng ) nên nhắc đến hoa và rượu là cách nói khôi hài và dí dỏm . Đặc biệt , câu hỏi tu từ " nại nhược hà " cho thấy tâm trạng bối rối , xao xuyến của nhân vật trữ tình trước đêm trăng đẹp .Tâm trạng ấy lại ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn thi sĩ : Bác yêu thiên nhiên đến say mê, nhạy cảm tinh tế với vẻ đẹp bình dị , thơ mộng của đêm trăng . Ở hai câu thơ tiếp , vẻ đẹp của nhân vật trữ tình được khóa họa như vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng . Bác ngắm trăng , trăng ngắm người tù , cả hai cùng đồng điệu như tri âm , tri kỉ . Với nghệ thuật điệp ngữ , câu thơ đối xứng , cách sắp xếp nhân - song - nguyệt , đảo vị trí " thi nhân " thành " thi gia " đã gợi lên một cuộc vượt ngục tinh thần của người tù . Có thể thấy ở Bác lòng khao khát tự do cháy bỏng , phong thái ung dung , ý chí nghị lực phi thường làm sao! Tóm lại , " Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc cho thấy vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ hòa quyện với cốt cách chiến sĩ cách mạng .
2 . ( không có giống tại vì hai bài này đều cùng là bản thơ Vọng nguyệt )
khác :
+ Câu thơ thứ hai nguyên tác là câu nghi vấn .
Ý nghĩa hai bản :
+ Bản dịch thơ chưa sát ý >< nguyên tác đương nhiên là sát ý .
+ Bản dịch thơ là câu trần thuật nên chưa thể hiện rõ tâm trạng bối rối , xao xuyến trước cảnh trăng đẹp >< bản nguyên tác là câu hỏi tu từ nên đã thể hiện rõ cảm xúc .