1. So sánh hình ảnh ông đồ thời hoàng kim và thời tàn? 2. Trong văn bản, nhân vật trữ tình được gọi theo những cách khác nhau: “Ông đồ già”, “ông đồ”, “ông đồ xưa”. Hãy phân tích cách gọi như vậy. 3. Phân tích kết cấu đầu cuối tương ứng trong bài thơ “Ông đồ”. Tìm hai bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có kết cấu như vậy, nêu tên văn bản, tên tác giả. 4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: “Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu…” “Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay” Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình? 5. Cho các khổ thơ sau: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu… Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. “Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Hãy chỉ ra câu nghi vấn, câu phủ định và nêu chức năng của các câu đó trong đoạn thơ.

Các câu hỏi liên quan