Đáp án :
1.
– Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
– Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
– Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
2.
- Vùng cư trú: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.
- Cơ sở kinh tế: Sản xuất phát triển. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.
- Các quan hệ xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
- Ngoài ra, còn do nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ giữa các bộ lạc với nhau.
3. * Giống nhau:
- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
* Khác nhau: (kẻ bảng bn nhé)
Nội dung Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc
Kinh đô Bạch Hạc (Phú Thọ). Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
Quân đội Chưa có. Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến,dao găm,nỏ.
Thành quách Chưa có. Thành Cổ Loa.
Quyền lực của vua Chưa cao. Cao hơn, tập trung hơn.
Phân hóa xã hội Chưa có sự phân hóa sâu sắc. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
4.
- Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là Trống đồng.
- Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là thành Cổ Loa.
- Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên cội nguồn của dân tộc.
- Truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh nói lên việc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng của dân tộc.
- Truyện Thánh Gióng nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Xin hay nhất ạ @Phương
-----------Chúc bn học tốt--------------