1. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội đối với giới trẻ. Nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự,gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
* Tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe
Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (một số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai…), là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm.Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tuỵ, thận, đại - trực tràng, vú); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch… Chính vì vậy sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất kịp thời và cần thiết. Là một Đoàn viên thanh niên tôi đã nhận thức sâu sắc được tác hại to lớn của rượu, bia đến các khía cạnh của cuộc sống.
* Chính vì vậy là một người Đoàn viên thanh niên chúng ta cần thực hiện gương mẫu một số các biện pháp như:
+ Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông
+ Giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia
+ Thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
+ Không xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
+ Không bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi
+ Thực hiện các buổi tuyên truyền sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân về tác hại của rượu bia
2 ) Mô hình “Thanh niên lên tiếng về uống có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông”. Tham gia mô hình có các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn. Các hội viên có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, cung cấp kiến thức về các hành vi an toàn giao thông.
- Các cuộc thi tuyên truyền về tác hại của uống rượu bia khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các buổi tập huấn về an toàn giao thông cho nhân dân, để hiểu rõ về tác hại của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.