Nguồn gốc của trống đồng đông sơn:
Khi nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc của trống đồng nhiều người đã tốn nhiều công sức để tìm tòi, bởi có nhiều lý thuyết cho rằng trống đồng có nguồn gốc ở Trung Quốc. Sau đó, một một luồng quan điểm khác cho rằng đó là một vùng rộng bao gồm cả Vân Nam, Quảng Tây ở nam Trung Quốc và vùng Bắc Bộ Việt Nam.
Nhiều tài liệu ghi rằng thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang, đặc biệt là giai đoạn Đông Sơn, văn hóa Văn Lang là thời kỳ phát triển cao nhất và rực rỡ nhất. Tại thời kỳ này đồ đồng thau đạt trình độ cao cả về kỹ thuật và nghệ thuật, được mở rộng khắp các miền Bắc Việt Nam và khu vực Đông Nam chấu Á, miền Nam Trung Hoa. Trong các sản phẩm được phát minh thời kỳ đó, trống đồng là minh chứng rạng ngời nhất.
- Công dụng trống đồng:
Trong lễ mai táng các quan lang Mường và các ngày hội hè của người Mường tỉnh Hòa Bình.
Trong cuộc tế "thần sấm" của người Lê ở đảo Hải Nam, Trung Quốc
Theo bài dân ca H'Mông, Trung Quốc "Hồng thuỷ hoành lưu" thì trống đồng đã cứu sống tổ tiên người H'Mông trong thời kỳ có nạn lụt lớn
Trống được diễn tấu với dàn nhạc trong vương triều phong kiến thời nhà Hậu Lê, được ghi ở trong sách "Cương mục"
Trống đồng đã được sử dụng trong quân đội thời nhà Trần theo một bài thơ của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên tại nước Đại Việt thuở ấy.
Trống biến thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đặc điểm trống đồng Đông Sơn:
Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền và cả những hoạt động hàng ngày của nhân dân thời đó.
Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.
Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện