- Dấu gạch ngang
Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, trang 701, NXB Văn hóa – Thông tin, 1999): “Gạch ngang dt. Dấu (–), dài hơn gạch nối; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đồi thoại; còn gọi là Dấu gạch ngang”.
Một vài vấn đề nảy sinh và lưu ý: Không nhầm giữa dấu gạch ngang với đường gạch ngang (gạch thành một đường dài, ngang). Phân biệt dấu gạch ngang giữa (–) với dấu gạch ngang dưới (_). Có lẽ do dấu gạch ngang dưới ít được sử dụng trong thực tế nên người ta thường dùng dấu gạch ngang thay cho cách gọi đầy đủ là: dấu gạch ngang giữa. (?)
VD: Hà Nội – Thủ đô yêu dấu
2. Dấu gạch nối
Theo Đại từ điển tiếng Việt, (Nguyễn Như Ý chủ biên, trang 701, NXB Văn hóa – Thông tin, 1999): “Gạch nối dt. Dấu (-), ngắn hơn gạch ngang; thường dùng để nối những thành tố đã được viết rời của từ đa tiết phiên âm; còn gọi là Dấu gạch nối”.
Cần chú ý phân biệt dấu gạch nối với dấu nối trong âm nhạc (không có chữ gạch) – Dấu nối – dấu nhạc có hình cung nối hai hay nhiều nốt cùng cao độ, cùng tên, chỉ sự kéo dài trường độ của một âm.
VD: Mát-xcơ-va là thủ đô của nước Nga