Câu 6: Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới trong lĩnh vực nào? A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Xã hội
Quan điểm đổi mới của Đảng là: Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Chọn: B
Câu 7: Một trong những điểm mới của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) so với Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) của Đảng cộng sản Đông Dương là gì? A. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng. B. Thành lập chính quyền Nhà nước của toàn dân tộc. C. Hoàn thành triệt để cách mạng ruộng đất. D. Coi việc chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.
Câu 8: Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây? A. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị với vũ trang.
B. Đấu tranh ngoại giao có vai trò quyết định nhất. C. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh. D. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Câu 9: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1961-1965), Mỹ mở các cuộc hành quân “tìm diệt” nhằm mục đích gì? A. Tạo thuận lợi trên bàn ngoại giao. B. Ngăn chặn tiếp viện từ Bắc vào Nam. C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.. D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường
Câu 10: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? A. Cách mạng Tháng Tám thành công B. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời D. Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh được thành lập
Câu 11: Khó khăn chung của quân và nhân dân Việt Nam khi mở các chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954) là gì? A. Phong trào cách mạng thế giới chưa thắng lợi hoàn toàn. B. Xa hậu phương của ta nên công tác hậu cần khó khăn. C. Địa bàn tác chiến miền núi không có lợi cho quân ta. D. Mỹ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 12: Phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở Gia Định năm 1859 đã buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào? A. Kết hợp quân sự với chính trị. B. Đánh nhanh thắng nhanh. C. Kết hợp quân sự với ngoại giao. D. Chinh phục từng gói nhỏ.
Câu 13: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? A. Công nghiệp nặng B. Giao thông vận tải C. Ngoại Thương D. Nông nghiệp
Câu 14: Khi thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ có thủ đoạn nào là mới, thể hiện âm mưu thâm độc? A. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm cô lập ta. B. Đẩy mạnh viện trợ kinh tế quân sự cho chính quyền Sài Gòn. C. Kết hợp tấn công ta bằng quân sự, chính trị và ngoại giao. D. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng xung kích ở Đông Dương.
Câu 15: Điểm giống nhau về quy mô giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là A. Huy động đến mức cao nhất về lực lượng B. Tấn công vào một tập đoàn cứ điểm mạnh C. Sử dụng hầu hết các binh chủng, quân chủng D. Tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ cơ quan đầu não của địch
Câu 16: Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mỹ? A. Chiến thắng Đồng Xoài. B. Chiến thắng Vạn Tường. C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến Thắng Bình Giã.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến