Câu 3. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? A. Ngoại thương. B. Công nghiệp nặng. C. Nông nghiệp và khai mỏ. D. Giao thông vận tải.
C
Câu 39: Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc. B. Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc. C. Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ. D. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 38: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập ngay Đảng Cộng sản Việt Nam vì A. Yếu tố tư tưởng, lý luận chưa được chuẩn bị đầy đủ. B. Chưa nhận được sự tán thành từ Quốc tế Cộng sản. C. Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào yêu nước. D. Phong trào yêu nước chưa phát triển mạnh mẽ.
Câu 2. Sự kiện nào dưới đây gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô? 73 A. Tham dự đại hội lần IV của Quốc tế cộng sản. B. Tham dự đại hội lần V của Quốc tế cộng sản. C. Tham dự đại hội lần VI của Quốc tế cộng sản. D. Tham dự đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản.
Câu 37: Trong đường lối đổi mới của Việt Nam, Đảng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm A. Đẩy mạnh và hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa. B. Đẩy lùi và kiểm soát được tình trạng lạm phát. C. Tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.
D. Tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước và tập thể.
Câu 1. Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp tư sản ở Việt Nam bị phân hóa như thế nào? A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp. B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp. C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản. D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 36: Một điểm khác nhau giữa các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ tiến hành trong quá trình xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) là A. Bản chất B. Phương tiện C. Kết cục D. Thủ đoạn
Câu 35: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Cần Vương ở Việt Nam là A. Nhân dân muốn giúp vua khôi phục vương quyền. B. Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe đối lập trong triều đình. D. Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại.
Câu 34: Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
Câu 33: Việc Mỹ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rove (5 - 1959) là mốc mở đầu cho A. Sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mỹ. B. Chính sách xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. C. Thời kỳ Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á. D. Quá trình Mỹ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 32: “Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ”. Trích sách giáo khoa Lịch sử 12 NXB Giáo dục Việt Nam Nam H.2015. Tr 215 Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực. C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến