Đáp án:
I.TRẮC NGHIỆM:
1.A 2.C 3.A 4.C 5.B 6.A 7.A 8.C 9.B 10.B
II. TỰ LUẬN:
1/ A = 10^7 J.
2/ P = 600W.
Giải thích các bước giải:
I.TRẮC NGHIỆM:
1. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học?
A. Người thợ mỏ đẩy xe goong chuyển động.
2. Lực kéo nào sau đây khi tác dụng vào vật mà không có công cơ học?
C.Lực ma sát nghỉ tác dụng lên một vật.
3. Đơn vị của công cơ học là:
A. Jun (J).
4. Đơn vị nào nào sau đây là đơn vị của công suất?
C. W.
5. Độ lớn của công cơ học phụ thuộc vào:
B. Lực tác dụng lên vật và quãng đường vật dịch chuyển.
6. Biểu thức tính công cơ học là:
A. A = F.s
7. Công thức tính công suất:
A. P = A/t
8. Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 500N. Công của lực kéo đầu tàu khi xe dịch chuyển 2km là:
C. 10^6 J.
9. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều 0,2km với lực kéo là 4 500N. Trong 3 phút. Công suất của con ngựa là:
B. P = 5000W
10. Quả dừa rồi từ trên cao xuống. Lực nào thực hiện công?
B. Trọng lực.
II. TỰ LUẬN:
1/ Giải:
Đổi 2km = 2 000m.
Công lực kéo của đầu tàu:
A = F.s = 5 000 . 2 000 = 10 000 000 ( J )
Vậy công lực kéo đầu tàu là 10 000 000J.
2/ Giải:
Trọng lượng của vật nặng:
P1 = 10m = 10.150 = 1 500N
Công thực hiện của cần cẩu:
A = F.s = P.h = 1 500.2 = 3 000 ( J )
Công suất của cần cẩu:
P = A/t = 3 000 / 5 = 600W
Vậy công suất của cần cẩu là 600W.