Phần l.
Câu 1:
"Ngày xuân con én đưa thoi,Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."
- Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du.
Câu 2:
*Hình ảnh "con én đưa thoi" được hiểu theo hai cách:
- Én liệng đầy trời như thoi đưa.
- Thời gian trôi rất nhanh, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời. Mùa xuân có chín mươi ngày thì sáu mươi ngày trôi qua.
Câu 3:
- Một bài thơ trong chương trình cũng có hình ảnh "thoi" để tả loài vật là "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Câu thơ:
"Cá thu biển Đông như đoàn thoiĐêm ngày dệt biển muôn luồng sáng."
- Nghĩa chung của hình ảnh "thoi" trong hai câu thơ của Nguyễn Du và Huy Cận là "rất nhiều, rất tấp nập".
Câu 4:
Bốn câu thơ đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"của Nguyễn Du là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Vẻ đẹp ấy gợi lên không gian và thời gian của ngày xuân:
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
"Hình ảnh ẩn dụ "con én đưa thoi" không hẳn là những cánh én đang chao liệng giữa bầu trời mùa xuân tươi sáng mà còn chỉ bước đi của thời gian: nhanh như thoi đưa. Nghĩa là thời gian mùa xuân đang trôi nhanh về điểm cuối mùa. Mặt khác, trong hai câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người. Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây:
"Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."
Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu. Có cảm giác những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.
*Chú thích: Câu được gạch chân là câu ghép. Các câu thơ ở trên được dẫn trực tiếp.
Phần ll.
Câu 1:
- Câu thơ cuối là câu cảm thán và câu đặc biệt.
- Tác giả sử dụng nó nhằm nhấn mạnh tình đồng chí sâu đậm, đặc biệt, thiết tha.
- Nó có tác dụng tạo kết thúc và làm nền để mở đầu cho câu sau.
Câu 2:
*Các cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Cùng hoàn cảnh xuất thân nghèo khổ, bần hèn và đều là người nông dân.
- Cùng ý chí, mục đích, lý tưởng sống và chiến đấu.
- Sống, sinh hoạt cùng nhau lâu ngày tạo nên một tình cảm vững mạnh, bền bỉ khiến họ trở thành tri kỉ của nhau.
Câu 3:
Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều tình cảm, nhưng tình thương của gia đình là quan trọng nhất. Tình bạn cũng là một loại tình cảm chúng ta cần phải có trong cuộc đời chúng ta. Tình bạn chính là thứ mà con người ta đã tự tạo nên nó. Bạn bè khi chơi với nhau thì chúng ta có thể học tập lẫn nhau, chia sẻ những chuyện vui buồn cùng nhau. Ngoài ra chúng ta có thể cùng nhau vượt qua khó khăn, trở ngại. Tình bạn lúc đầu ta không thể có được liền, chúng ta phải làm quen với nhau từ lúc mới gặp và sau đó chúng ta trở thành bạn thân của nhau. Nhưng là bạn thân không có nghĩa là chúng ta có thể lợi dụng bạn của mình mà phải xử sự sao cho đúng với nghĩa bạn thân. Tình bạn trong sáng chính là một tình bạn cao cả, biết chia sẻ khó khăn và giúp bạn những việc làm mà bạn không thể làm được.