1, ý nghĩa nhan đề 3 bài Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Những ngôi sao xa xôi
- Đồng chí: Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ,chung chí hướng,lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kìchống Pháp.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính, sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời ông muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía trước
- Những ngôi sao xa xôi: Tên văn bản gợi sự liên tưởng về vẻ đẹp tâm hồn, trẻ trung, mơ mộng, nhạy cảm cùng những phẩm chất anh hùng của ba cô gái. Họ là những ngôi sao xa xôi đã vượt lên khói bom, đạn lửa,vượt qua cái chết để lung linh, lấp lánh, tỏa sáng trên bầu trời Trường Sơn.
2.
- Đồng chí: sáng tác vào mùa xuân năm 1948, là những trải nghiệm thực tế của tác giả về cuộc sống chiến đấu của những người lính nên có tính chân thực cao
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: sáng tác vào khoảng thời gian cuộc k/c chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Vì vậy hình ảnh những chiếc xe không kính là hiện thực trần trụi ấy, đồng thời làm tăng thêm vẻ đpẹ của những người lính lái xe
- Những ngôi sao xa xôi: sáng tác vào khoảng thời gian cuộc k/c chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt nhằm làm nổi bật vẻ đpẹ của những người thanh niên xung phong
3.
* Giống nhau: đều là nững người lính với tih thần quả cảm, yêu nước, tâm hồn lãng mạn và tình đồng chí đồng đội sâu sắc
* Khác:
- Hoàn cảnh chiến đấu:
+ Đồng chí: kháng chiến chống Pháp
+ Bài thơ tiểu đội xe không kính: kháng chiến chống Mĩ
- Thành phần xuất thân
+ Đồng chí: nhiều nông dân nghèo từ giã “ giếng nước gốc đa” lên đường cứu nước. Họ trở thành những người lính bộ binh
+ Bài thơ tiểu đội xe không kính: Các chiến sĩ lái xe trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật đã tạm “Gác bút nghiên theo việc đao cung”.
- Vẻ đẹp:
+ Đồng chí: hiện thân của vẻ đẹp giản dị, mộc mạc. Ở họ, tình đồng chí được thể hiện thật tự nhiên hoà quyện trong tinh thần yêu nước mãnh liệt.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: sự tếu táo,vui nhộn,trẻ trung, lạc quan phơi phới.
4.
- Mạch cảm xúc trong bài đồng chí: Cảm xúc của bài thơ bắt nguồn tự niềm xúc động được gợi ra từ cơ sở hình thành tình đỗng chí. Cảm xúc được đẩy cao, được dồn tụ lại trong lời khẳng định kết tinh tình cảm giữa những người lính.
- Mạch cảm xúc trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc của tác giả về những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
5.
- Đồng chí: Đầu súng trăng treo
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Chỉ cần trong xe có 1 trái tim
6.
-Câu “ đồng chí” thuộc kiểu câu đặc biệt
- Tác dụng:
+ Về NT: Tạo nhịp điệu, là bản lề khép mở ý thơ
+ Về ND: Giups thể hiện ý đồ nghệ thuật cuảnhà thơ: biểu hiện sự cô đọng, dồn tụ sức nặng tư tưởng, cảm xúc của tác giả
7.
“Hai” là từ chỉ số lượng còn “đôi”là danh từ chỉ đơn vị. Từ “hai”chỉ sự riêng biệt, từ “đôi” chỉ sự không tách rời. Như vậy, phải chăng trong xa lạ đã có cơ sở của sự thân quen? Điều đó tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ.
8.
- Hiểu từ "đồng chí" như vậy là đúng
- tả thực: miêu tả đúng như sự thực
- lãng mạn: lí tưởng hóa hiện thực
9.
- Hai câu thơ trên gợi em nhớ tới câu thơ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Giống nhau: Vì nghĩa lớn, những gười línhSong dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương.
10.
Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp kết hợp giữa hiện thực và trữ tình: Trong chiến dịch, nhiều đêm có trăng, suốt đêm vầng trăng xuống thấp dần, có khi như treo lơ lửng ở đầu mũi súng . Hình ảnh gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. Súng và trăng là chiến tranh và hoà bình, hiện thực và tương lai, mặt đất và bầu trời, gần và xa. Từ đó, gợi ta liên tưởng đến hình ảnh người chiến sĩ và thi sĩ cùng hợp nhất trong người chiến sĩ vệ quốc. Hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: Trong gian lao thử thách vẫn chan chứa chất thơ, vẫn lạc quan yêu đời. Đồng thời, cũng là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến: vừa hiện thực, gân guốc, khoẻ khoắn, vừa lãng mạn, bay bổng, trữ tình.
11.
* Đồng chí:
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
- Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
- Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
* Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
- Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
- Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
- Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
12.
* Giống: Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống lao động, chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày.
* Khác:
-Trăng trong “Đồng chí :
+ là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.
+Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.
- Trăng trong bài thơ Ánh trăng
+ Trong quá khứ, trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ
+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Đó là bài học về việc sống ân ghĩa thủy chung