Cả nước gồng mình chống 'giặc' Covid-19 … Mấy chục năm ròng, Tổ quốc đã bình yên Ấy vậy mà bỗng dưng có loại giặc mang tên Cô vít 19 - kẻ âm thầm sát thủ Hắn vô tình mang bao nhiêu tin dữ Khiến người người phải hốt hoảng, hoang mang Hắn không vũ khí, không đánh đập vũ trang Nhưng hắn cướp đi bao nhiêu điều giản dị Trẻ thơ đâu còn vô tư đến trường nghe thầy dạy đạo lý Kiến thức giờ phải học qua vô tuyến không dây Bao nhiêu lễ hội đậm màu sắc dân gian cũng vạ lây Giờ yên ắng, không trống chiêng, cười nói Người với người giờ nhìn thấy nhau mà như xa vời vợi Cuộc sống giờ tựa năm tháng hồi chiến tranh Y bác sĩ hoá chiến sĩ anh dũng lại tinh anh Khám tận tình lại chữa cho khỏi bệnh 80 ca mắc dẫu có lúc sức khoẻ chống chếnh Nhưng chưa từng có ca nhiễm tử vong Các chú bộ đội nhanh nhẹn như bầy ong Vẫn rèn luyện, kỉ cương trong nề nếp Cũng có lúc họ nhanh tay vào bếp Cơm nước, giặt là trong mỗi khu cách ly Ôi! Tổ quốc, phải chăng chỉ đến khi Gặp khó khăn ta mới thấy rõ tình thân ái Những người con xa quê, Tổ quốc không bao giờ bỏ lại Mà đón họ về với tất cả tình thương Những bữa cơm đạm bạc nhưng ấm tình quê hương Bởi có một thứ gia vị mang tên "đồng bào cả nước" Dẫu là doanh nhân, ca sĩ hay thợ hàn đều được Nhận sự quan tâm, chăm sóc như nhau Chúng tôi tin rằng đất nước sẽ qua mau Những ngày tháng cả dân tộc căng mình chống dịch Tấm lòng người đứng đầu khiến chúng tôi vô cùng cảm kích Chắc chắn rằng ngày công bố hết dịch sẽ không xa. (sưu tầm) Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Câu 4: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của bài thơ trên.

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì? A. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước. B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển. C. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn. D. Các ao, hồ nước ngọt. Câu 2: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. thành phố Cần Thơ. B. thành phố Cà Mau. C. thành phố Mĩ Tho. D. thành phố Cao Lãnh. Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long là A. vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước. B. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. C. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước. D. vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước. Câu 4: So với các vùng khác, đặc điểm không phải của Đồng bằng sông Cửu Long là A. diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất. B. năng suất lúa cao nhất cả nước. C. bình quân lương thực theo đầu người cao nhất. D. là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Câu 5: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành A. sản xuất vât liệu xây dựng B. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. C. công nghiệp cơ khí. D. sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 6: Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. B. gạo, hàng may mặc, nông sản. C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. D. gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công. Câu 7: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì A. chiếm hơn 50% diện tích canh tác. B. hơn 50% sản lượng. C. hơn 50% diện tích và sản lượng. D. điều kiện tốt để canh tác. Câu 8: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Dệt may. C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Cơ khí. Câu 9: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là A. đường biển. B. đường sắt. C. đường bộ. D. đường sông. Câu 10: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh A. nghề rừng. B. giao thông. C. du lịch. D. thuỷ hải sản.