Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ?
A. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3
B. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH
C. Thêm dư HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2)
D. Thêm dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2
chọn B
A. Al 3+ (OH-)→ Al(OH)3↓ (OH-)→ Al(OH)4 –
B. OH – (Al3+)→ Al(OH)4 – (Al3+)→ Al Al(OH)3↓
C. Al(OH)4 – (H+)→ Al(OH)3 (H+)→ Al 3+
D. Ca(OH)2 (CO2)→ CaCO3 (CO2)→ Ca(HCO3)2
Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Các chất sau phản ứng nhiệt nhôm tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng m bằng :
A. 0,540 gam. B. 0,810 gam. C. 1,080 gam. D. 1,755 gam
Xác định phần trăm khối lượng CaCO3.MgCO3 có trong quặng đôlômit, biết nhiệt phân hoàn toàn 40 gam quặng trên thu được 11,2 L khí CO2 (0oC và 0,8 atm)
A. 42% B. 46% C. 50% D. 92%
Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành bằng :
A. 2,7 B. 1,6 C. 1,9 D. 2,4
Giải thích nào dưới đây không đúng ?
A. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác do kim loại kiềm có bán kính lớn nhất.
B. Do năng lượng ion hóa nhỏ nên kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
C. Nguyên tử kim loại kiềm có xu hướng nhường 1 electron do I2 của nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn nhiều so với I1 và do ion kim loại kiềm M+ có cấu hình bền.
D. Tinh thể kim loại kiềm có cấu trúc rỗng do có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Khi lần lượt cho từng hỗn hợp kim loại dưới đây vào lượng dư nước, thì khi phản ứng hoàn toàn, trường hợp nào thu được lượng khí H2 (đktc) lớn nhất ?
A. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol K
B. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol Ca
C. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol Al
D. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol Fe
đặc điểm nào dưới đây không tương ứng với tính chất hóa học dặc trưng của kim loại là tính khử ?
A. ðộ âm diện lớn B. Năng lượng ion hóa nhỏ C. Bán kính nguyên tử tương ñối lớn D. Số electron hóa trị nhỏ (từ 1 đến 3 electron)
Phát biểu nào dưới đây là không đúng ?
A. Liên kết kim loại được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại và các electron tự do.
B. Các ion dương kim loại và electron tự do đều dao động liên tục ở các nút mạng tinh thể kim loại.
C. Liên kết cộng hóa trị do những cặp electron tạo nên, còn liên kết kim loại là do tất cả các electron tự do trong kim loại tham gia.
D. Liên kết ion do tương tác tĩnh điện giữa ion dương và ion âm, còn liên kết kim loại là do tương tác tĩnh điện giữa ion dương và electron tự do.
. Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng mol phân tử 3000 g/mol bằng: A. 100 B. 107 C. 115 D. 125
Xét một số nhóm thế trên vòng benzen : –CH3, –COOH, –OCH3, –NH2, – COCH3, –COOC2H5, – NO2, –Cl, và –SO3H. Trong số này, có bao nhiêu nhóm định hướng thế vào vị trí meta ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Khi cho toluen tác dụng với Cl2 (as) thì thu được sản phẩm nào sau đây ? A. benzyl clorua B. o-metyltoluen C. p-metyltoluen D. m-metyltoluen
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến