Câu 27. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng. A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Quy hoạch thuỷ lợi. C. Khai hoang và cải tạo đất. D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi.
A
Câu 26. Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc : A. Cải tạo đất đai. B. Trồng và bảo vệ vốn rừng. C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Giải quyết vấn đề lương thực
Câu 25. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của A. Các thiên tai ngày càng tăng B. Tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp C. Sự biến động của thị trường D. Nguồn lao động đang giảm
Câu 24. Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn B. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái C. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng D. Đẩy mạnh sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước
Câu 23. Nhiệm vụ được xem là quan trọng thường xuyên đối với sản xuất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới là A. Phòng chống thiên tai, sâu bệnh cho cây trồng B. Phòng chống thiên tai, dịch bệnh đối với vật nuôi C. Bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, hạn hán D. Tất cả đều đúng
Câu 22. Vụ đông đã trở thành vụ chính của vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam trung Bộ. D. Đông Nam Bộ
Câu 21. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc A. Đẩy mạnh hoạt động vận tải. B. Áp dụng rộng rãi các công nghệ chế biến C. Sử dụng ngày càng nhiều công nghệ bảo quản nông sản D. Tăng cường sản xuất chuyên môn hóa
Câu 20. Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là A. Cây trồng ngắn ngày. B. Thâm canh, tăng vụ C. Nuôi trồng thủy sản. D. Chăn nuôi gia súc lớn
Câu 19. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ : A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng. C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản. D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng
Câu 18. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền. A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp. B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc. C. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng. D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công
Câu 17. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở : A. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. B. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng. C. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. D. Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến