Câu 23. Trình độ thâm canh của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. Thấp. B. Tương đối thấp. C. Khá cao. D. Cao.
C
Câu 22. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. B. Mạng lưới đô thị dày đặc. C. Mật độ dân số cao nhất cả nước. D. Dân số có kinh nghiệm thâm canh lúa nước
Câu 21. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình. B. Có nhiều vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. C. Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng. D. Có mùa đông lạnh.
Câu 20. Hướng chuyên môn hóa sản xuất nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn ( trung du ). B. Cây ăn quả, cây dược liệu. C. Đậu tương, lạc, thuốc lá. D. Cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, điều )
Câu 19. Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trẩu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Câu A và B đúng.
Câu 18. Vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến có trình độ thâm canh thấp là: A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 17. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế-xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Mật độ dân số tương đối thấp. B. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. C. Tập trung rất nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. D. Dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp
Câu 16. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A.Núi, cao nguyên, đồi thấp. B. Thường xảy ra thiên tai ( bão, lụt ), nạn cát bay, gió Lào. C. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. D. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.
Câu 15. Đây là điểm khác nhau trong sản xuất đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. A. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp. B. Cả hai đều là những vùng chuyên canh đậu tương có mức độ tập trung số 1 của cả nước. C. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm. D. Đông Nam Bộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng chửng lại.
Câu 14. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động : A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. B. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá. C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. D. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng
Câu 13. Loại sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Hồng và khá cao ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Đồng bằng sông Hồng đang đi xuống, Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đi lên là : A. Lúa gạo. B. Lợn. C. Đay. D. Mía
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến