1. Các thành phần của không khí gồm A. hơi nước, Ô xi, Ni tơ. B. hơi nước và các khí khác, Ô xi, Ni tơ. C. hơi nước, Ô xi, Ni tơ, Can xi. D. hơi nước, Ô xi, Ni tơ, Lưu huỳnh. 2. Thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong không khí là A. Ô xi. B. Lưu huỳnh. C. hơi nước và các khí khác. D. Ni tơ. 3.Thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong không khí là A.Ô xi. B.Can xi. C. Ni tơ D. hơi nước và các khí khác. 4. Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa... là do thành phần nào trong không khí? A. Hơi nước B. Ô xi C. Ni tơ D. Lưu huỳnh 5. Lớp vỏ khí là A. lớp không khí bao quanh các lục địa. B. lớp không khí bao quanh các đại dương. C. lớp không khí bao quanh nơi con người sinh sống. D. lớp không khí bao quanh Trái Đất. 6. Chiều dày lớp khí quyển có thể lên tới A. 16.000 km. B. 36.000 km. C. 60.000km. D. 80.000km. 7. Không khí càng lên cao càng A. dày. B. loãng. C. nóng. D. có mùi vị. 8. Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao nào sát mặt đất ? A. 16 km B. 36 km C. 60 km D. 90 km 9. Các tầng khí quyển gồm A. đối lưu, bình lưu, hạ lưu. B. đối lưu, bình lưu, thượng lưu. C. đối lưu, trung lưu, thượng lưu. D. đối lưu, bình lưu, các tầng cao của khí quyển. 10. Tầng nằm gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km là tầng A. bình lưu. B. trung lưu. C. đối lưu. D. thượng lưu. 11. Tầng nào của khí quyển có các hiện tượng mây, mưa, sấm chớp? A. Đối lưu B. Bình lưu C.Trung lưu D. Các tầng cao của khí quyển 12.Tầng nào của khí quyển có lớp ô zôn? A. Đối lưu B. Bình lưu. C.Trung lưu, thượng lưu. D. Các tầng cao của khí quyển. 13. Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí lại A. giảm 0,60C. B. tăng 0,60C. C. giảm 60C. D. tăng 60C. 14. Đỉnh núi A ở độ cao 3000m( so với mực nước biển), nhiệt độ đo được là 60C. Hỏi tại chân núi A(0m) cùng lúc đó sẽ là mấy 0C? A. 240C B. -120C C. 360C D. 180C 15. Khối khí nóng được hình thành trên các vùng A. vĩ độ thấp. B. vĩ độ cao. C. vĩ độ trung bình. D. vĩ độ rất cao. 16. Khối khí lục địa có tính chất A. nhiệt độ tương đối cao. B. nhiệt độ tương đối thấp. C. độ ẩm lớn. D. tương đối khô. 17. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chính cho Trái Đất là từ A. Mặt Trăng. B. Mặt Trời. C. Sao Thủy. D. Sao Hỏa. 18. Nhiệt độ không khí là A. độ nóng của không khí. B. độ mát của không khí. C. độ lạnh của không khí. D. độ nóng, lạnh của không khí. 19. Càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ không khí càng A. tăng. B. giảm. C. ổn định. D. tăng giảm thất thường. 20. Nhiệt độ đo được ở Hà Nội lúc 1h là 180C, lúc 13h là 260C, lúc 19h là 220C. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày của Hà Nội là bao nhiêu? A. 220C B. 240C C. 320C D. 340C

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Con người và các loài động vật cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp, theo em thực vật có cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp không? Câu 2: Dựa vào tập bản đồ Địa lí 6 trang Các tầng khí quyển của Trái Đất, em hãy cho biết: - Khí quyển có mấy tầng? Kể tên các tầng đó và cho biết mỗi tầng có độ cao bao nhiêu? (ví dụ: tầng đối lưu có độ cao từ 0km đến 16km) - Lớp Ôdôn nằm ở tầng nào của khí quyển và cách mặt đất khoảng bao nhiêu km? Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ôdôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trái Đất, với môi trường sống và với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng Ôdôn là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người, nhờ tầng Ôdôn che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên Trái Đất. Các hợp chất có trong Ôdôn cũng có tính sát khuẩn và khử trùng nên được con người sử dụng để khử trùng trong nước sinh hoạt thay cho phương pháp thông thường là dùng Clo. (Nguồn: http://nganhmoitruong.edu.vn/moi-truong/vai-tro-cua-tang-ozon/) - Lớp Ôdôn có tác dụng gì đối với sinh vật và sức khỏe của con người trên Trái Đất? Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Lớp Ôdôn được ví như là chiếc “áo giáp” mỏng manh của trái đất, thế nhưng hiện tại lớp Ôdôn đã bị thủng. Nguyên nhân chính khiến cho lớp Ôdôn hỏng chủ yếu là do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Việc con người sử dụng nhiều hóa chất độc hại để diệt trừ sâu bọ, sử dụng Freon trong hệ thống khép kín của tủ lạnh, các công nghệ đông lạnh,... khiến các hóa chất độc hại này khi thải ra ngoài môi trường sẽ bay lên khí quyển và phá vỡ kết cấu của lớp Ôdôn. Ở những hoạt động sản xuất công nghiệp như khí thải công nghiệp (NO hay CO2) là những loại khí độc và tồn tại rất lâu trong khí quyển. Trong khi đó, cuộc sống càng phát triển, nền công nghiệp ở các quốc gia cũng ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều nhà máy, nhiều xí nghiệp đã khiến cho lượng khí độc hại được thải vào môi trường, bay lên khí quyển ngày càng nhiều hơn, lớp Ôdôn sẽ bị phá hủy nhiều hơn. Việc con người sử dụng các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu để hoạt động sẽ thải ra môi trường những khí thải rất độc hại. (Nguồn: http://nganhmoitruong.edu.vn/moi-truong/vai-tro-cua-tang-ozon/) - Em hãy nêu ngắn gọn nguyên nhân làm cho lớp Ôdôn bị thủng? - Em sẽ làm gì để bảo vệ lớp Ôdôn?