Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ "Chiều biên giới"
2. Thân bài
- Nêu nội dung bài thơ
- Miêu tả lên một số vẻ đẹp trong bài thơ
- Ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của bài thơ
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về bài thơ
*Bài tham khảo:
Bài thơ "Chiều biên giới" đã nói lên một vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, miêu tả khung cảnh của suối, của mây, gió, của ngọn núi, của đất trời,... một cách lunh linh.
"Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu ngọn gió
Như quê ta - ngọn núi
Như đất trời biên cương."
Qua khổ thơ đầu tiên, tác giả Lò Ngân Sủn đã miêu tả một khung cảnh yên bình của quê hương. Có sử dụng biện pháp so sánh để làm tăng sắc đẹp hòa quyện với khung cảnh nơi đây. Tác giả đã liệt kê một số sự vật như sông, suối, mây, gió, núi, đất trời, là hình ảnh quê ta, là tình cảm yêu quê hương Việt Nam.
"Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông."
Với đoạn cuối của bài thơ "Chiều biên giới" này, tác giả lại từ "Chiều biên giới em ơi", làm cho giọng thơ thêm tha thiết, ngọt ngào, bộc lộ cảm xúc, tự hào trước vẻ đẹp của quê hương. Hình ảnh quê hương gần gũi, tượng trưng cho một vùng biên giới đã gắn bó với con người.
Bài thơ “ Chiều biên giới” đã thể hiện được niềm tự hào và tình cảm yêu quê hương sâu sắc. Cùng với các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, nhân hóa được sử dụng, đã làm cho những câu thơ thêm nổi bật và rất ấn tượng về sự hùng vĩ của khung cảnh biên giới xa xôi này.