Câu 1: Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép phân tích
và tổng hợp như thế nào ?
...Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành
suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng
phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người ta thường dễ nhìn
thấy pho tượng và lâu đài, mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ
thấy cái ngọn mà quên thấy cái gốc! Nếu cứ ngồi kể lại những gương
người tốt, việc tốt thì kể mãi cũng không hết được. Bác chỉ muốn nhắc
các chú một điều: Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm
thường. Cháu bé nhặt được của rơi đem nộp cho chú công an; hai cô gái
đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè, rủ nhau lấy đất lấp lại cho đồng bào
khỏi vấp ngã; một người dân đi dưới trời mưa, thấy xe gạo của nhà nước
không có gì che phủ, đã cởi tấm áo ni lông của mình ra đậy gạo cho nhà
nước; chú bộ đội đi công tác gặp người đàn bà giở dạ đẻ giữa đường,đã
đỡ đẻ cho dân, được mẹ tròn con vuông, lại đưa hai mẹ con về tận gia
đình; cụ già Việt Kiều trở về tổ quốc với lòng thiết tha cùng đồng bào
chia sẻ khó khăn, gánh vác công việc đánh giặc giữ nước và xây dựng
chủ nghĩa xã hội...Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần
yêu nước, đạo đức trong sáng thuần phong mĩ tục của nhân dân ta.
Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn
hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế,chứ không phải chỉ
bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng.
( Phan Hiền, Hồ Chủ Tịch với việc bồi dưỡng nêu gương người tốt,
việc tốt)
Câu 2: Viết một đoạn văn bàn về phương pháp học tập (có sử dụng phân
tích, tổng hợp) và chỉ rõ các bước phân tích và tổng hợp của em trong
đoạn văn em đã viết.