3.Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản “Ngắm trăng”
(1 Point)
A. Tự sự kết hợp nghị luận
B. Biểu cảm kết hợp miêu tả
C. Miêu tả kết hợp thuyết minh
D. Biểu cảm kết hợp tự sự
4.Trong câu thơ “Trong tù không rượu cũng không hoa” (phần dịch thơ), tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
(1 Point)
A. Điệp ngữ - nhằm làm cho câu thơ trở nên gần gũi hơn với người đọc.
B. Nhân hóa - nhằm đưa ánh trăng thiên nhiên gần gũi, sống động hơn với người đọc.
C. Điệp ngữ - nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn, cảnh ngộ của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
D. Nhân hóa - nhằm biểu thị tình yêu thiên nhiên của tác giả trước khung cảnh tươi đẹp.
5.Chỉ ra dòng nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của hình tượng vầng trăng được nhắc đến qua bài thơ.
(1 Point)
A. Vầng trăng là nguồn cảm hứng sáng tác của người chiến sĩ cách mạng.
B. Vầng trăng là biểu tượng đẹp, sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người Cách mạng.
C. Trăng được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: vầng trăng xứ người gợi Bác nhớ đến Tổ quốc.
D. Trăng, hoa chỉ là một trong những sự vật bình thường được tác giả khơi dậy để giãi bày tâm tư.
6.Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh gợi em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học có cùng chủ đề ?
(1 Point)
A. Cảnh khuya, Tiếng gà trưa, Nhớ rừng.
B. Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
C. Rằm tháng giêng, Quê hương, Nhớ rừng.
D. Tất cả đều sai.
7.Dòng nào dưới đây hoàn toàn đúng khi nói đến nội dung bài thơ “Ngắm trăng”
(1 Point)
A. Tâm sự thầm kín của một nghệ sĩ - chiến sĩ yêu nước bị giam cầm.
B. Tâm sự thầm lặng của một nhà Nho tài hoa bất đắc chí trong cảnh tù túng.
C. Tâm sự thầm kín của kẻ xa quê hương lâu ngày, mong muốn hồi hương.
D. Cả ba đều đúng
8.Dòng nào dưới đây thích hợp khi nói về hình tượng người chiến sĩ Cách mạng được thể hiện qua bài thơ “Ngắm trăng”
(1 Point)
A. Sự bức bối, ngột ngạt khi phải chịu cảnh tù đày, khát khao tự do.
B. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần thép, đầy nghị lực.
C. Sự căm phẫn quân thù, khát vọng được bứt phá, làm việc lớn.
D. Muốn được trở về quê hương, cảm thấy bất mãn với hiện thực cuộc sống.
9.Theo em, qua bài thơ “Ngắm trăng”, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những bài học kinh nghiệm sống nào?
(1 Point)
A. Sự yêu đời, nhẫn nại vượt khó, ý chí, nghị lực trước gian khổ.
B. Sự bi quan, lòng yêu nước, sống chan hòa với thiên nhiên.
C. Sự yêu đời, căm ghét kẻ xâm lược, ý chí trả thù.
D. Sự vui sống, bỏ mặc tất cả mọi thứ xung quanh, sự an phận
10.Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
(1 Point)
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
D. Cả A, B, C đều đúng
11.Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
(1 Point)
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Hãy bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
12.Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:
“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!"
(1 Point)
A. Từ cầu khiến
B. Ngữ điệu cầu khiến
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai