19. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do: A. Nước bị rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra. B. Nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát. C. Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân. D. Nước từ khoảng gian bào tràn ra.
Đáp án C.
Thí nghiệm: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút thấy giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Hiện tượng trên được gọi là: A. Ứ giọt. B. Rỉ nhựa. C. Trào nước. D. Rỉ nhựa hoặc ứ giọt.
17. Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng? A. Rỉ nhựa. B. Ứ giọt. C. Rỉ nhựa và ứ giọt. D. Thoát nước và ứ giọt.
16. Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường gian bào và thành phần tế bào. B. Con đường tế bào sống. C. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống. D. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
15. Tế bào lông hút thực hiện chức năng hút nước nhờ đặc điểm nào sau đây? I. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. II. Có không bào phát triển lớn. III. Độ nhớt chất nguyên sinh cao. IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn. Phương án đúng: A. I, II B. I, II, IV C. II, IV D. II, III, IV
14. Nước không có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật? I. Quyết định sự phân bố thực vật trên Trái Đất. II. Là thành phần bắt buộc với bất kì tế bào sống nào. III. Là dung môi hoà tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ. IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất. V. Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra. VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp. VIII. Kết hợp CO2 tạo H2CO3 kích thích quang hợp xảy ra. Phương án đúng: A. I, II, V B. V, VIII C. III, V, VI, VII D. V, VI, VII, VIII
13. Nội dung nào sau đây là sai? I. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học. II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn. III. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây. IV. Nước tự do không giữ được đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh. Phương án đúng: A. I, II B. II, III C. III, IV D. II, IV
12. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở? A. Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng. B. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày. C. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng. D. Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước). B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. Lực liên kết giữa các phân tử nước. D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến