Bài 1: Tìm câu bị động trong các đoạn văn sau:
a. (1) Nghệ thuật tuồng vốn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc. (2) Tuy nhiên, sức lan tỏa “lôi kéo” khan giả của bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học vào loại bậc nhất Việt Nam còn rất khiêm tốn. (3) Với mục đích tìm con đường gần hơn đến với công chúng. Nhà hát tuồng Việt Nam đã giới thiệu tác phẩm “Đêm hoàng cung”. (4) Tác phẩm gồm hai phần : phần giới thiệu về trang phục, nhân vật và phần biểu diễn các tích trò. (5) Chương trình được tổ chức như một buổi biểu diễn trong cung đình, thông qua hình thức nói chuyện hỏi – đáp giữa vua và hoàng hậu để lí giải về nguồn gốc và ý nghĩa của các tích trò. (6) Đáp ứng được thị hiếu của đại bộ phận khách du lịch, “Đêm hoàng cung” được giới chuyên môn đánh giá cao về sự hấp dẫn, thu hút người xem.
=> Câu bị động trong đoạn văn trên : + (5) Chương trình được tổ chức như một buổi biểu diễn trong cung đình, thông qua hình thức nói chuyện hỏi – đáp giữa vua và hoàng hậu để lí giải về nguồn gốc và ý nghĩa của các tích trò.
+ (6) Đáp ứng được thị hiếu của đại bộ phận khách du lịch, “Đêm hoàng cung” được giới chuyên môn đánh giá cao về sự hấp dẫn, thu hút người xem.
b. (1) Mỗi buổi sáng sớm, các cô gái đi ra nương, gấu váy cũng như hai ống tay áo dính đầy cỏ may và ướt đẫm sương. (2) Các cô gái đi nhởn nhơ chung quanh từng gốc cây bị đốt, chỉ còn trơ lớp than đen đen, bàn tay thoăn thoắt cắt từng bông lúa nặng trĩu hạt dính lắt lẻo trên cái thân rạ khô xác. (3) Lúa được các cô cắt bằng dao hoặc thanh nứa cật rất sắc. (4) Sau đó, những bó lúa to được các cô gùi trên lưng, đem về chòi. (5) Chiếc bàn đạp lúa làm bằng một thân cây gỗ đã bóc hết vỏ. (6) Cây gỗ kê cao giữa vạt đất được trang phẳng và rải một lượt phân trâu lên trên. (7) Tất cả những người già, trẻ con và đông nhất là thanh niên trai gái trong bản xúm lại, mỗi đêm đập lúa ở từng chòi canh của từng nhà. (8) Những bông lúa tróc hết hạt được nhả ra khỏi răng chiếc kẹp làm bằng hai thanh gỗ. (9) Bó rơm được tung lên cao về phía sau, rơi xuống giữa những đống lửa cháy bùng bùng hai bên góc chòi… (Nguyễn Minh Châu)
=> Câu bị động trong đoạn văn trên : + (3) Lúa được các cô cắt bằng dao hoặc thanh nứa cật rất sắc
+ (4) Sau đó, những bó lúa to được các cô gùi trên lưng, đem về chòi.
+ (6) Cây gỗ kê cao giữa vạt đất được trang phẳng và rải một lượt phân trâu lên trên
+ (8) Những bông lúa tróc hết hạt được nhả ra khỏi răng chiếc kẹp làm bằng hai thanh gỗ.
+ (9) Bó rơm được tung lên cao về phía sau, rơi xuống giữa những đống lửa cháy bùng bùng hai bên góc chòi…
Bài 2: So sánh hai đoạn sau đây về kiểu câu, nội dung và sắc thái ý nghĩa:
a. (1) Nhiều ao nuôi tôm của người dân huyện Núi Thành bị lũ đánh vỡ bờ. (2) Tôm nuôi bi yếu do môi trường thay đổi đột ngột. (3) Thậm chí nhiều tôm giống bị chết do ô nhiễm dich bệnh.
=> Kiểu câu : Thuộc câu bị động
=> Nội dung : Nguyên nhân khiến tôm chết ở các ao nuôi tôm của người dân là do môi trường thay đổi đột ngột và do ô nhiễm dịch bệnh
=> Sắc thái ý nghĩa : Tiêu cực
b. (1) Lũ đánh vỡ bờ nhiều ao nuôi tôm của người dân huyện Núi Thành. (2) Môi trường thay đổi đột ngột làm tôm nuôi bị yếu. (3) Thậm chí, ô nhiễm dịch bệnh làm cho tôm giống chết.
=> Kiểu câu : Chủ động
=> Nội dung : Do lũ đánh vỡ bờ của nhiều ao nuôi tôm nên tôm yếu hơn , nguyên nhân chính là do môi trường ô nhiễm
=> Sắc thái ý nghĩa : Bớt tiêu cực hơn đoạn văn a
CHÚC BẠN HỌC TỐT
NO COPY !!!!
@ Heo