Bài 1:
a.
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- Tác giả Hồ Chí Minh.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b. Câu văn mang luận điểm trong đoạn văn trên "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý."
c.
- Các câu rút gọn có trong đoạn văn:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Mỗi câu trên đã rút gọn thành phần chủ ngữ.
- Mục đích rút gọn của các câu văn đó: nhằm chỉ một đối tượng chung.
Bài 2:
Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong đoạn văn trên, theo em, chúng ta - mỗi con dân Việt Nam phải làm nhiều hành động thiết thực để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay. Trước hết, chúng ta phải nâng cao nhận thức của mình về tinh thần yêu nước. Mỗi người phải hiểu cặn kẽ, chi tiết về lòng yêu nước của nhân dân ta. Đó là thứ vũ khí tốt nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù. Hơn thế nữa, đó còn là giá trị truyền thống của ta. Bên cạnh đó, mỗi người phải không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân để nâng cao, phát triển tiềm lực của đất nước. Đó chính là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Không những thế, chúng ta còn phải ngăn chặn những hành động chống phá cách mạng, những hành vi có xu hướng đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Bên cạnh đó, mỗi người phải ra sức tuyên truyền về tinh thần yêu nước của Việt Nam để từ đó có những nhận thức đúng đắn về nó, tuyệt đối không được để những kẻ chống phá nhà nước truyền nhiễm vào nước ta những quan điểm lệch lạc. Thật vậy, tinh thần yêu nước chính là của quý của dân tộc ta. Là chủ nhân tương lai của đất nước, em sẽ luôn nỗ lực, phấn đấu để góp sức nhỏ bé của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.