Chu kì của một con lăc đơn ở điều kiện bình thường là 1s, nếu treo nó trong thang máy đang đi lên cao chậm dần đều thì chu kì của nó sẽ A. giảm đi.
B. tăng lên.
C. không đổi.
D. có thể xảy ra cả 3 khả năng trên.
chu kì con lắc sẽ tăng lên
chọn B
Tại một nơi xác định, chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với A. gia tốc trọng trường. B. chiều dài con lắc. C. căn bậc hai gia tốc trọng trường. D. căn bậc hai chiều dài con lắc.
Trong dđộng đhoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vậthối lượng riêng của con lắc.
Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hoà với chu kỳ T phụ thuộc vào A. l và g.
B. m và l .
C. m và g.
D. m, l và g.
Ứng dụng quan trọng nhất của con lắc đơn là A. xác định chu kì dao động. B. xác định chiều dài con lắc. C. xác định gia tốc trọng trường. D. khảo sát dao động điều hòa của một vật.
Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào A. khối lượng con lắc. B. trọng lượng con lắc. C. tỉ số trọng lượng và khối lượng. D. khối lượng riêng của con lắc.
Một con lắc đơn đặt trong một điện trường đều có cường độ điện trường theo phương thẳng đứng hướng lên. So với khi quả cầu không tích điện khi ta tích điện âm cho quả cầu thì chu kì con lắc sẽ A. tăng. B. giảm. C. tăng rồi giảm. D. không đổi.
Khi đặt một con lắc đơn trong một thang máy. So với khi thang máy đứng yên thì khi thang máy chuyển động theo phương thẳng đứng lên trên chậm dần đều có gia tốc thì chu kì con lắc A. tăng. B. giảm. C. tăng rồi giảm. D. không đổi.
Lực kéo vềcủa con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ bé là A. trọng lực. B. lực căng dây. C. lực quán tính. D. tổng hợp giữa trọng lực và lực căng dây.
Con lắc đơn gắn với Trái Đất dao động với biên độ nhỏ (bỏ qua lực cản) là A. một dao động tắt dần. B. dao động tắt dần. C. một dao động tự do. D. dao động duy trì.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến