Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi? A. Quả lắc đồng hồ. B. Khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường dằn. C. Con lắc lò xo trong phòng thí nghiêm. D. Sự rung của cái cầu khi xe ô tô chạy qua.
Con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm sự tắt dần nhanh là có lợi
chọn C
Chọn phát biếu sai khi nói về dao động tắt dần. A. Ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng củadao động. B. Dao động có biên độ giảm dần do ma sát hoặc lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động. C. Tần số của dđộng càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài. D. Lực cản hoặc lực ma sát càng nhỏ thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.
Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức. A. Tần số của dao động cưỡng bức là tấn số của ngoại lực tuần hoàn. B. Tấn số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ. C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số A. của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ. B. dao động bằng tần số riêng của hệ. C. của lực cưõng bức nhỏ hơn tầnsố riêng của hệ. D. của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
Chọn câu trả lời sai. A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn. C. Khi cộng hưởng dao động: tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động. D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
Chọn câu trả lời sai. A. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng. B. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dđộng cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số f bằng tần số riêng của hệ f0. C. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức. D. Khi cộng hưởng dao động, biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại.
Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số góc của lực cưỡng bức bằng tần số góc của dao động riêng. B. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động riêng. C. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là chu kỳ của lực cưỡng bức bằng chu kỳ của dao động riêng. D. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là biên độ của lực cưỡng bức bằng biên độ của dao động riêng.
Dao động của con lắc đồng hồ là A. dao động cưỡng bức. B. dao động duy trì. C. dao động tắt dần. D. dao động điện từ.
Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào sau đây là sai? A. Dao động tắt dần không phải lúc nào cũng có hại. B. Biên độ dao động tắt dần giảm dần đều theo thời gian. C. Nguyên nhân tắt dần dao động là do lực cản. D. Dao động tắt dần càng chậm khi lực cản môi trường càng nhỏ.
Giảm xóc của ôtô là áp dụng của A. dao động tắt dần. B. dao động tự do. C. dao động duy trì. D. dao động cưỡng bức.
Chọn phát biểu sai. A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn. B. Dao động duy trì dưới tác dụng của ngoại lực có tần số riêng bằng tần số riêng của hệ. C. Trong quá trình chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn hệ luôn dao động với tần số của ngoại lực. D. Dao đông duy trì và dao động cưỡng bức khi có cộng hưởng đều có tần số góc bằng tần số riêng của hệ.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến