Cho 2,16 gam một kim loại R hóa trị (III) tác dụng hết với lượng khí oxi dư, thu được 4,08 gam một oxit có dạng R2O3. Xác định tên và kí hiệu hóa học của kim loại R.
Phản ứng:
4R + 3O2 −to→ 2R2O3
(gam) 4R 2(2R+48)
(gam) 2,16 4,08
4R/2,16= (2(2R+48))/4,08
1,92R = 51,84 ↔ R = 27 : Nhôm (Al).
Hãy giải thích vì sao:
a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm?
b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?
c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và người thợ lặn làm việc lâu dưới nước … đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt?
Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình chứa 0,2 mol khí oxi thì khối lượng khí cacbonic thu được là bao nhiêu?
a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.
b) Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?
Phản ứng hóa hợp là gì? Nêu ví dụ minh họa.
Để đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon thì cần vừa đủ 1,5.1024 phân tử khí oxi. Hãy tính giá trị của a.
Đốt cáy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc). Xác định thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (đktc).
Khi cho 0,36N phân tử khí oxi phản ứng vừa hết với a gam Fe, thu được Fe2O3. Giá trị của a đem dung là bao nhiêu? Lấy N = 6.1023.
Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao).
Có 200g dung dịch NaOH 5% (dung dịch A).
a) Cần phải trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 8%?
b) Cần hòa tan bao nhiêu gam NaOH vào dung dịch A để có dung dịch A để có dung dịch NaOH 8%?
c) Làm bay hơi nước dung dịch A, người ta cũng thu được dung dịch NaOH 8%. Tính khối lượng nước đã bay hơi.
A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H2SO4 co nồng độ 0,5M.
a) Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA:VB = 2:3 được dung dịch C. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch C.
b) Phải trộn A và B theo tỉ lệ nào về thể tích để được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3M.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến