Cho hỗn hợp X gồm m gam một oxit sắt và 1,28 gam bột Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau khi các chất rắn tan hết thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 200 ml dung dịch KMnO4 0,10M. Tính m?
nKMnO4 = 0,02 —> nFe2+ = 0,1
Cu + 2Fe3+ —> 2Fe2+ + Cu2+
0,02…..0,04………..0,04
Do 0,04 < 0,1 nên oxit sắt ban đầu tạo cả Fe2+ —> Fe3O4 (a mol)
Bảo toàn electron: a + 2nCu = 5nKMnO4
—> a = 0,06
—> m = 13,92 gam
Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 32,45. B. 28,80. C. 37,90. D. 34,25.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 với tỉ lệ mol tương ứng 8 : 2 : 1 tan hết trong H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 2 muối và 2,6544 lít khí Z gồm CO2, SO2 ở đktc. Biết Y phản ứng tối đa với 0,2m gam Cu. Hấp thụ hoàn toàn khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì được a gam kết tủa. Tìm a
A. 11,82 B. 12,18 C. 13,82 D. 18,12
Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và nhóm trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6, chu kỳ 3 nhóm VIB.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm IIA.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5, chu kỳ 3 nhóm VB.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm VIIIB
Đốt nóng 1 ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình 1 lượng dư dung dịch HCl, người ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có những chất nào sau đây:
A. FeCl2, HCl B. FeCl3, HCl
C. FeCl2, FeCl3, HCl D. FeCl2, FeCl3.
Peptit X mạch hở có công thức phân tử C9H15O6N3. Cho 0,1 mol X tác dụng tối đa với bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
A. 0,3 B. 0,4 C. 0,6 D. 0,5
Hòa tan hết 11,02 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,4 mol HCl, thu được dung dịch Z và 2,688 lít khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 5). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,45 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng trên. Giá trị của m là:
A. 64,96. B. 63,88. C. 68,74. D. 59,02.
Cho hỗn hợp gồm 6,9 gam Na và 9,3 gam Na2O vào cốc chứa 284,1 gam nước thu được dung dịch X chứa x%. Thêm tiếp a gam một chất khan A vào dung dịch X chỉ thu được dung dịch NaOH 20% (không có khí hoặc kết tủa). Xác định giá trị của x và a
Cho rất từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Xuất hiện bọt khí ngay.
B. Không có bọt khí thoát ra.
C. Lúc đầu không có bọt khí, một thời gian sau bọt khí mới xuất hiện.
D. B và C
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A. 44,8. B. 40,5. C. 33,6. D. 50,4.
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: X1 + H2O → X2 + X3 + H2 (Điện phân có màng ngăn) X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O Hai chất X2, X4 lần lượt là:
A. NaHCO3, Ba(OH)2 B. NaOH, Ba(HCO3)2
C. KHCO3, Ba(OH)2 D. KOH, Ba(HCO3)2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến