Hòa tan hoàn toàn 44,8 lít khí SO2 (đktc) vào nước dư, người ta thu được dung dịch axit sunfurơ. Cho vào dung dịch này một lượng dư muối BaCl2. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Phản ứng: SO2 + H2O H2SO3 (1)
H2SO3 + BaCl2 → BaSO3↓ + 2HCl (2)
Từ (1) và (2) suy ra: nBaSO3= nSO2= 44,8/22,4 = 2 (mol)
→ mBaSO3= 2 x 217 = 434 (gam).
Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng kim loại kẽm, magie, nhôm cho tác dụng với axit clohiđric hoặc axit sunfuric loãng. Nếu lượng khí hiđro sinh ra bằng nhau trong mỗi trường hợp thì dùng kim loại nào phản ứng với axit nào sẽ có khối lượng chất tham gia phản ứng nhỏ nhất?
Dùng khí hiđro để khử các oxit sau thành kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, Cu2O. Nếu lấy cùng số mol mỗi oxit thì tỉ lệ số mol khí hiđro đối với số mol kim loại sinh ra của oxit nào là lớn nhất?
Để hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại M hóa trị II thì cần dùng hết 200ml dung dịch axit HCl 3M. Xác định tên kim loại M đem dùng.
Cho từ từ 3,25 gam kẽm viên vào 120ml dung dịch HCl 1M. Xác định thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc).
Cho các phương trình hóa học sau:
Phản ứng nào là hóa hợp; phân hủy; thế; oxi hóa – khử?
Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro để khử sắt(III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.
Viết phản ứng hóa học xảy ra.
Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.
Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).
Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:
Cacbon đioxit + nước →axit cacbonic (H2CO3)
Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)
Sắt + axit clohidric → sắt clorua + H2↑
Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)
Chì(II) oxit + hiđro→chì (Pb) + nước
Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra các khí trong mỗi lọ?
Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa – khử sau:
H2 + HgO −to→ Hg + H2O
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến