Điện phân dung dịch CaCl2 thì thu được khí nào ở catot:
A. Cl2 B. H2 C. O2 D. HCl
Điện phân dung dịch CaCl2 thì thu được khí H2 ở catot:
CaCl2 + H2O —> H2 + Cl2 + Ca(OH)2
Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ (COOCH3)2, C6H5CH2COOH, C6H10, CH3(CH2)2COOH, C3H6(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thì cần dùng 27,104 lít O2 (dktc) và thu được CO2 và 14,76 gam H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch chứa 133,38 gam Ba(OH)2 thì thu được m (gam) kêt tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá tri m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 98,5 B. 108,4 C. 114,3 D. 193,0
Cumen là nguyên liệu quan trọng dùng điều chế các chất hữu cơ có nhiều ứng dụng như phenol và axeton. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol cumen rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 2,3M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 50,8 gam, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng 2 lần kết tủa là 243,05 gam.
a. Xác định công thức phân tử của cumen? Biết thành phần cumen chỉ có 2 nguyên tố là C và H
b. Xác định công thức cấu tạo của cumen? Biết nó không làm mất màu dung dịch brom nhưng khi đun nóng với hơi brom có mặt ánh sáng cho hai sản phẩm monobrom. Viết phương trình phản ứng?
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol khí H2). Tỉ khối của Z so với O2 là 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 được hỗn hợp T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,6. B. 32,8. C. 27,2. D. 28,4.
Một hỗn hợp gồm MgO, Al2O3, SiO2. Thu lấy SiO2 tinh khiết bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư.
B. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch HCl dư.
C. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch CuSO4 dư.
D. Ngâm hỗn hợp vào nước nóng.
Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O. Nếu tỉ lệ giữa N2O và N2 là 2 : 3 thì sau khi cân bằng ta có tỉ lệ mol Al : N2O : N2 là
A. 23 : 4 : 6. B. 46 : 6 : 9.
C. 46 : 2 : 3. D. 20 : 2 : 3.
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este X tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là
A. HCOOH, C2H5OH. B. CH3COOH, CH3OH.
C. CH3COOH, C2H5OH. D. HCOOH, C3H7OH.
Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và 1 este đơn chức (các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện. Đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam A vào dung dịch nước Brom dư. Hỏi số mol Brom phản ứng tối đa là : A. 0,4 B. 0,6 C. 0,75 D. 0,7
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng KMnO4. (b) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ. (c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư. (d) Nung nóng NaHCO3. (e) Cho dung dịch CuCl2 vào dung dịch NaOH Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
A là hỗn hợp chứa một axit (X) RCOOH, một ancol hai chức (Y) R’(OH)2 và một este hai chức (Z) (R”COO)2R’ (biết X, Y, Z đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol A cần 11,088 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 11,10 gam. Mặt khác, 15,03 gam A tác dụng vừa đủ với 0,15 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol duy nhất là etylenglycol. Giá trị của m gần nhất với:
A. 16,40. B. 12,45. C. 18,72. D. 20,40.
Trong phương trình: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là
A. 18. B. 22. C. 12. D. 10.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến