Bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi là “huyết thanh ngọt”) khi hàm lượng glucozơ trong máu là x%. Giá trị của x là
A. x = 0,1% B. x < 0,1% C. x = 1% D. x > 0,1%
Hàm lượng đường glucozơ trong máu là 0,1%, khi hàm lượng nhỏ hơn con số này thì cần truyền huyết thanh ngọt —> x < 0,1%
Cho các hỗn hợp rắn dạng bột có tỉ lệ số mol trong ngoặc theo thứ tự chất như sau: (1) Na và Al2O3 (2 : 1) (2) Cu và FeCl3 (1 : 3) (3) Na, Ba và Al2O3 (1 : 1 : 2) (4) Fe và FeCl3 (2 : 1) (5) Al và Na (1 : 2) (6) K và Sr (1 : 1) Có bao nhiêu hỗn hợp có thể tan hết trong nước dư?
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất lỏng tan tốt trong nước. (d) Amilozơ thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2. Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3. (2) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2. (3) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng. (4) Điện phân nóng chảy NaCl. (5) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (6) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí. Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Cho các phát biểu sau: (1) Các kim loại như Cu, Fe, Mg và Zn đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện. (2) Cho Na dư vào dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối. (3) Các kim loại như Mg, Fe, Ca và Cu đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (4) Ở nhiệt độ cao, Mg khử được nước tạo thành MgO. (5) Các kim loại như Na, Ca, Al và K đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (2) Cho CrO3 vào dung dịch HCl. (3) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư. (4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (5) Điện phân nóng chảy Al2O3. (6) Dẫn khí H2 đến dư qua CuO, nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Nhiệt phân AgNO3. (f) Điện phân nóng chảy Al2O3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. (2) Cho dung dịch saccarozơ vào Cu(OH)2 ở điều kiện thường. (3) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột. (4) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ. (5) Cho dung dịch Br2 vào dung dịch anilin. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ. (2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (3) Cho Na vào dung dịch CuCl2. (4) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư. (2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3. (3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3. (4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4. (5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3. (6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho bột Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng. (b) Đun nóng mẫu nước cứng tạm thời. (c) Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội. (d) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng. Số thí nghiệm có sinh ra chất khí là
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến