Ngâm một lá Zn vào cốc đựng dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X vào cốc thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là
A. CuSO4 B. MgSO4 C. NaOH D. H2SO4
Để khí thoát ra nhiều và nhanh hơn ta phải tạo điều kiện cho ăn mòn điện hóa xảy ra —> Phải thêm CuSO4 vì:
Zn + Cu2+ —> Zn2+ + Cu
Cu sinh ra bám vào lá Zn, tại đây ăn mòn điện hóa xảy ra, Zn là cực âm nên bị ăn mòn mạnh, khí thoát ra mạnh.
Cho bột Cu lần lượt vào các dung địch sau: HNO3, FeCl3, AgNO3, FeCl2. số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 1. B.3 C.4 D. 2
Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là muối nào sau đây?
A. Ni(NO3)2. B. AgNO3.
C. Fe(NO3)3. D. Cu(NO3)2.
Cho dãy các chất: tristearin, phenylamoni clorua, đimetylamin, metyl axetat, alanin, amoni fomat. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là.
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Cho dãy các oxit sau: Na2O, Al2O3, Cr2O3, CaO, CrO3, MgO. Số oxit trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường là.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Cho các phản ứng sau: (1) CaO + H2O → Ca(OH)2 (2) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (3) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (4) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + H2 Số phản ứng mà trong đó, H2O đóng vai trò là chất oxi hóa là.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến