Phèn chua có công thức là
A. KAl(SO4)2.12H2O. B. NaAl(SO4)2.12H2O.
C. LiAl(SO4)2.12H2O. D. (NH4)Al(SO4)2.12H2O.
Phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc viết gọn thành KAl(SO4)2.12H2O.
Cho phản ứng: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2. Chất oxi hóa trong phản ứng trên là
A. NaOH. B. H2. C. Al. D. H2O.
Nhận xét nào đúng khi nói về sắt tráng thiếc (sắt tây) và sắt tráng kẽm (tôn) trong môi trường điện li:
A. Đối với tôn ở cực (+) sắt bị oxi hoá.
B. Sắt tây bền hơn tôn.
C. Đối với sắt tây ở cực (-) sắt bị oxi hoá.
D. Đối với sắt tây ở cực (-) sắt bị khử.
Có 4 cốc chứa dung dịch HCl cùng nồng độ và thể tích. Cho vào cốc 1 một thanh Zn, cho vào cốc hai một thanh Fe, cho vào cốc ba hai thanh Fe và Cu đặt tiếp xúc nhau, Cho vào cốc bốn hai thanh Zn và Cu đặt tiếp xúc nhau. Tốc độ giải phóng khí ở bốn cốc
A. 1 > 2 > 3 > 4. B. 3 > 4 > 1 > 2.
C. 4 > 3 > 1 > 2. D. 4 > 3 > 2 > 1.
Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch muối X, thu được kết tủa Y màu trắng. Hòa tan hết m gam Y vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z có khối lượng tăng m gam. Muối X là.
A. MgCl2. B. Na2CO3. C. KHSO4. D. FeCl3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Na2O vào nước dư. (2) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4. (3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng dư. (4) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (5) Nung nóng Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Cho dãy các chất: HCl, Na2CO3, AgNO3, NaOH, NaCl, Cu(NO3)2. Số chất trong dãy có khả năng tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước khi đun nóng.
B. Các kim loại loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám, có tính dẻo, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.
D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chủ yếu tồn tại dưới dạng đơn chất.
Cho các phát biểu sau: (a) Phenyl axetat và metyl benzoat là đồng phân của nhau. (b) Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin. (c) Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat không thể thủy phân được. (d) Ở điều kiện thường, triolein ở trạng thái lỏng. Các phát biểu đúng là
A. (a),(b),(c). B. (a),(b),(d). C. (b),(c),(d). D. (a),(c),(d).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến