Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ nào sau đây?
A. Tơ thiên nhiên. B. Tơ polieste.
C. Tơ vinylic. D. Tơ poliamit.
Nilon-6,6 có cấu tạo:
(-CO-(CH2)4-CONH-(CH2)6-NH-)n
Do có nhóm CONH nên nilon-6,6 thuộc loại poliamit.
Cho các nhận định sau: (a) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. (b) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. (c) Thủy phân hoàn toàn các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các muối của các α-amino axit. (d) Ở điều kiện thường, tripanmitin và tristearin đều là chất rắn. (e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo poliancol. (g) Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. Các nhận định đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là
A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Cu.
Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt vào các dung dịch: HCl loãng, Na2CO3, Na2S, AgNO3, NaOH. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. (b) Cho dung dịch saccarozơ vào Cu(OH)2 ở điều kiện thường. (c) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột; (d) Nhỏ axit H2SO4 98% vào saccarozơ. (e) Cho nước Br2 vào dung dịch anilin. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho bột Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (c) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (d) Nhiệt phân FeCO3 trong không khí. (e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. (g) Đốt cháy HgS trong oxi dư. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến