Khi cho 0,36N phân tử khí oxi phản ứng vừa hết với a gam Fe, thu được Fe2O3. Giá trị của a đem dùng là bao nhiêu? Lấy N = 6.1023.
Số phân tử oxi = nO2 x 6.1023 → nO2= 0,36N/N = 0,36 (mol).
Phản ứng: 4Fe + 3O2 −to→ 2Fe2O3 (1)
(mol) 0,48 ← 0,36
Từ (1) → nFe = 0,48 (mol) → mFe = 0,48 x 56 = 26,88 (gam).
Cho 4 gam hỗn hợp X gồm C và S, trong đó S chiếm 40% khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X. tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng.
Đốt cháy 7,44 gam photpho trong bình chứa 6,16 lít khí O2 (đktc) tạo ra ddiphotpho pentaoxit. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng.
Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 95% cacbon). Những tạp chất còn lại không cháy được.
Ở 20ºC, hòa tan 60 gam KNO3 vào 190 gam H2O thì thu được dung dịch bão hòa. Hãy tính độ tan của KNO3, ở nhiệt độ đó.
Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy biến hóa sau:
a) S → SO2 → H2SO3
b) Ca → CaO → Ca(OH)2
Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là:
A. Na2O, CuSO4, KOH
B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3
C. CaCO3, CaCl2, FeSO4
D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. số gam chất tan tan trong 100 gam nước.
B. số gam chất tan tan trong 100 gam dung môi.
C. số gam chất tan tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. số gam chất tan tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. H2SO4, giấy quỳ tím.
B. H2O, giấy quỳ tím.
C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.
D. dung dịch HCl, giấy quỳ tím.
Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là:
A. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2
B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH
C. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3
D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH
Những oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, Na2O, CO2, P2O5. Dãy gồm nhưungx oxit tác dụng với nước tạo ra axit là:
A. CaO, SO2, Fe2O3
B. SO2, Na2O, CaO
C. SO2, CO2, P2O5
D. CO2, Fe2O3, P2O5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến