Cho các chất: HCOONH4, NaHSO3, Al2O3, ClNH3CH2COOH, Al, (NH2)2CO. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaHSO4 vừa phản ứng với dung dịch NaOH là?
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Các chất vừa phản ứng với dung dịch NaHSO4 vừa phản ứng với dung dịch NaOH là: HCOONH4, NaHSO3, Al2O3, Al, (NH2)2CO.
HCOONH4 + NaHSO4 —> HCOOH + Na2SO4 + (NH4)2SO4
NaHSO3 + NaHSO4 —> Na2SO4 + SO2 + H2O
Al2O3 + NaHSO4 —> Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2O
Al + NaHSO4 —> Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2
(NH2)2CO + NaHSO4 + H2O —> (NH4)2SO4 + Na2SO4 + CO2
HCOONH4 + NaOH —> HCOONa + NH3 + H2O
NaHSO3 + NaOH —> Na2SO3 + H2O
Al2O3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O
Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2
(NH2)2CO + NaOH —> NH3 + Na2CO3
Hỗn hợp X gồm anken A và hidro. Đốt cháy 2,24 lít X với một lượng O2 dư rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thí có 31,52 gam kết tủa. Sau khi lọc bỏ kết tủa thì khối lượng dung dịch còn lại nhỏ hơn khối lượng dung dịch ban đầu 20,52 gam. Công thức phân tử của A và phần trăm thể tích hidro trong hỗn hợp X là:
A. C3H6 và 60% B. C4H8 và 40% C. C4H8 và 60% D. C3H6 và 40%
Chất nào sau đây là muối axit?
A. KCl B. CaCO3 C. NaHS D. NaNO3
Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện I không đổi theo thời gian. Nếu tiến hành điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện I = I1 trong thời gian t(s) thì ở anot bắt đầu có khí thoát ra, tổng thể tích khí thu được (đktc) tại lúc này là 1,568 lít. Nếu điện phân dung dịch X trên với cường độ dòng điện I = I2 trong thời gian t(s) thì tổng thể tích khí thu được là 1,232 lít (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có khả năng hòa tan tối đa 1,02 gam Al2O3. Tỉ số I1/I2 có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,866 B. 1,414 C. 1,732 D. 1,500
X là este thơm có công thức phân tử C9H8O4. Khi thủy phân hoàn toàn X trong môi trường kiềm tạo ba muối hữu cơ và nước. Số đồng phân cấu tạo X thỏa mãn điều kiện trên là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 1,135 mol O2, thu được CO2 và H2O. Nếu đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 7,74 gam. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,4 B. 0,9 C. 1,2 D. 0,8
Cho hỗn hợp A gồm m gam các chất Al2O3 và Al vào 56,5 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được 0,336 lít khí SO2 thoát ra (đktc) cùng dung dịch B và a gam hỗn hợp rắn D. Lọc lấy D và chia làm 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat cùng 1,4 lít hỗn hợp khí không màu có khối lượng là 2,05 gam, có khí hóa nâu trong không khí. Dẫn từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào X, thấy lượng NaOH dùng hết tối đa là 130 ml.
+ Phần 2: Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối lượng giảm 1,36 gam so với lượng rắn đem đốt. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 14. B. 12. C. 15. D. 13.
Cho các chất sau: CrO3, Fe, Al(OH)3, Zn. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho dãy các chất sau: Al, Fe(OH)3, CrO3, BaCrO4, Cr2O3. Số chất trong dãy tan được trong dung dịch KOH loãng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, axit fomic. Số chất vừa tham gia phản ứng tráng bạc, vừa hòa tan Cu(OH)2 là.
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Ala, Val) và este Y (được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no, đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn 15,15 gam E cần 26,8 gam O2. Mặt khác, thủy phân 15,15 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 20,45 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần 25,6 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 23,65 gam CO2. Đốt cháy hết lượng X trong E trên thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là?
A. 33,65 B. 28,64 C. 36,21 D. 38,18
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến