Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,4 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là.
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Amin X no, đơn chức. mạch hở có dạng CnH2n+3N
—> nX = 2nN2 = 0,1
Số C = nCO2/nX = 4
—> X là C4H11N.
Cho 7 gam Zn vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là.
A. 6,4. B. 6,9. C. 6,5. D. 7,0.
Cho từ từ 525 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch Al(NO3)3 x mol/l, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,85 gam kết tủa. Giá trị của x là.
A. 0,850. B. 1,125. C. 1,500. D. 2,250.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc); 0,56 lít N2 (đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2N-CH2-COO-C3H7.
B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-COO-C2H5.
Biết 2,834 gam cao su buna-S phản ứng vừa đủ với 1,731 gam Br2 trong dung môi CCl4. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại cao su trên là.
A. 1 : 1. B. 2 : 3. C. 1 : 3 D. 1 : 2.
Hoà tan hết 3,69 gam hỗn hợp X chứa Al và K vào nước thu được dung dịch Y và khí H2. Nếu cho 50 ml hoặc 90 ml dung dịch HCl 1M vào Y thì đều thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,34 B. 3,12 C. 3,9 D. 4,68
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (b) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl. (c) Cho miếng Na vào dung dịch AgNO3. (d) Quấn dây Cu quanh thanh Al và nhúng vào dung dịch HCl. (e) Cho miếng Cu vào dung dịch FeCl3. (f) Cho miếng sắt vào dung dịch HCl và ZnCl2. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Cho sơ đồ phản ứng sau: X (xúc tác, 180°C, 50 atm) —> Y (+ C2H5OH) —> Z (+ NaOH) —> CH3COONa. Chất X là:
A. CH3OH B. CH3CHO C. C2H5OH D. C4H10
Cho các chất sau: etanol, phenol, anilin, phenylamoni clorua, kali axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Cho các nhận định sau:
(a) Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
(b) Al là kim loại có tính lưỡng tính.
(c) Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+.
(d) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.
Số nhận định đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Anđehit X có phân tử khối là 72. Khi cho 7,2 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được tối đa 21,6 gam Ag. Số anđehit thỏa mãn điều kiện đó là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến