Thủy phân 6,84 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 75% thu được dung dịch X. Trung hòa X rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được khối lượng Ag là
A. 3,24 gam. B. 6,48 gam.
C. 4,86 gam. D. 1,62 gam.
C12H22O11 —> 2C6H12O6 —> 4Ag
0,02……………………………………..0,08
mAg thực tế = 0,08.108.75% = 6,48 gam
Từ hai chất X và Y thực hiện các phản ứng sau: (1) X + CO2 → Y (2) 2X + CO2 → Z + H2O (3) Y + T → Q + X + H2O (4) 2Y + T → Q + Z + 2H2O Hai chất X, T tương ứng là:
A. Ca(OH)2, Na2CO3 B. Ca(OH)2, NaOH.
C. NaOH, NaHCO3. D. NaOH, Ca(OH)2.
Cho 0,15 mol axit glutamic vào 125 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Cho HCl dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,55. B. 0,50. C. 0,45. D. 0,40.
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CuCl2, FeCl2. B. CuCl2, FeCl3.
C. FeCl2, AlCl3. D. FeCl2, FeCl3.
Ngâm một lượng dư bột kim loại M vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng 0,755 gam so với khối lượng bột kim loại ban đầu. Kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu.
Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm phân tích định tính cacbon và hiđro:
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên: (a) Bông tẩm CuSO4 khan dùng để nhận biết H2O. (b) Ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong bị đục. (c) Nên lắp ống nghiệm chứa C6H12O6 và CuO miệng hướng lên. (d) Có thể thay glucozơ (C6H12O6) bằng saccarozơ. (e) Khi tháo dụng cụ, nên tháo vòi dẫn ra khỏi nước vôi trong rồi mới tắt đèn cồn. (g) Có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Cho Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa 8,28 gam muối. Cho Ba(OH)2 dư vào X thì thu được 18,54 gam kết tủa. Số mol H2SO4 đã phản ứng gần nhất với
A. 0,15 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,3
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho bột S vào CrO3. (b) Cho Cr vào dung dịch HCl đặc, đun nóng. (c) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. (d) Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho dung dịch HCl đậm đặc vào dung dịch K2Cr2O7. Sau khi các phản ứng xảy ra xong, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch X, đun nóng nhẹ hỗn hợp vài phút thấy xuất hiện lớp kết tủa màu trắng sáng. Chất X là
A. ancol etylic. B. axetilen.
C. anđehit fomic. D. axeton.
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl, bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Đồ thị hình bên biểu diễn mối liên hệ giữa tổng số mol khí bay ra ở hai cực và thời gian điện phân.
Giá trị của m là
A. 33,55. B. 39,40. C. 51,10. D. 43,70.
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong X là
A. 14,286%. B. 28,571%. C. 16,135%. D. 13,235%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến