Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2 thu được sản phẩm đều có khả năng tráng bạc.
Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 7.
Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Có 2 công thức cấu tạo phù hợp của X:
HCOO-CH=CH-CH2-CH3
HCOO-CH=C(CH3)2
Cấu tạo đầu tiên có đồng phân hình học nên có 3 chất X thỏa mãn.
Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau: – Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm khô. – Bước 2: Lắc đều, đun cách thủy hỗn hợp 8 – 10 phút trong nồi nước sôi. – Bước 3: Để nguội, rồi rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3 – 4 ml nước lạnh. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Từ hỗn hợp thu được sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết.
B. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
C. Phản ứng este hóa giữa ancol isoamylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
D. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh ở bước 3 nhằm tránh sự thủy phân của isoamyl axetat.
Trong dung dịch, ion cromat và ion đicromat tồn tại một cân bằng hóa học: 2CrO42- (vàng) + 2H+ ⇔ Cr2O72- (da cam) + H2O. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ion CrO42- bền trong môi trường axit.
B. Dung dịch có màu da cam trong môi trường axit.
C. Dung dịch có màu vàng trong môi trường bazơ.
D. Ion Cr2O72- kém bền trong môi trường bazơ.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 9,24 mol O2, sinh ra 6,60 mol CO2. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa 106,08 gam muối. Mặt khác, a mol X làm mất màu vừa đủ 0,72 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,360. B. 0,120. C. 0,240. D. 0,144.
Dẫn từ từ 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen vào bình đựng 2,25 lít dung dịch Br2 0,2M. Sau khi phản ứng xong thì dung dịch brom bị mất màu hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y; đồng thời có 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 8,82 gam so với ban đầu. Khối lượng của chất hữu cơ có phân tử khối nhỏ nhất trong Y là
A. 22,32 gam. B. 22,56 gam.
C. 39,48 gam. D. 16,74 gam.
Hỗn hợp X gồm Na, K, BaO, Al2O3 (trong đó oxi chiếm 17,527% khối lượng hỗn hợp). Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 3,36 lít H2 (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,25M và H2SO4 0,35M thu được 37,32 gam kết tủa; dung dịch chỉ chứa 31,61 gam muối clorua và sunfat trung hoà. Phần trăm khối lượng BaO trong hỗn hợp X gần nhất với A.46,5% B. 47,0% C. 47,5% D. 48,0%
Thí nghiệm sau mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:
Cho các phát biểu sau: (a) X là Fe nóng chảy và Y là Al2O3 nóng chảy. (b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3. (c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm. (d) Phản ứng giữa Al và Fe2O3 là phản ứng toả nhiệt, nhiệt độ cao nhất lên đến 1000oC. (e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt nóng chảy khi hàn đường ray. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 10% và đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ gồm hai muối vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 3 amin. Biết rằng lượng nước bay hơi không đáng kể. Tổng nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 13,5%. B. 12,5%. C. 13,0%. D. 15,5%.
Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 30,30 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm C2H2, CH4, H2. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 0,40 mol CO2 và 1,05 mol H2O. Thổi từ từ 13,44 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 49,0. B. 44,0. C. 69,0. D. 39,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến