Y là một loại quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Khối lượng sắt tối đa có thể điều chế được từ 2 tấn Y là
A. 1,120 tấn. B. 1,008 tấn.
C. 0,336 tấn. D. 0,112 tấn.
mFe = 2.69,6%.56.3/232 = 1,008 tấn
X, Y, Z là các axit cacboxylic đều no và mạch hở (trong phân tử chứa tối đa 2 liên kết pi). Đốt cháy 11,4 gam hỗn hợp E chứa 3 este tạo bởi X, Y, Z và ancol etylic cần dùng 13,216 lít O2 (dkc) thu được 8,28 gam H2O. Mặt khác đun nóng 11,4 gam E với 0,3 mol dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch, lấy phần rắn nung với vôi tôi xút thu được hỗn hợp khí F có tỉ khối so với He là a. Giá trị của a là
A. 3,6. B. 3,2. C. 3,5. D. 3,3.
Khối lượng glucozơ thu được khi thủy phân 513,0 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 60% là
A. 342,0 gam. B. 145,8 gam.
C. 162,0 gam. D. 291,6 gam.
Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; Al2(SO4)3 1M; AlCl3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Trộn V ml dung dịch (1) với V ml dung dịch (2) và 3V ml dung dịch NaOH 1M thu được a mol kết tủa.
TN2: Trộn V ml dung dịch (1) với V ml dung dịch (3) và 3V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 5a mol kết tủa.
TN3: Trộn V ml dung dịch (2) với V ml dung dịch (3) và 4V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được b mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. So sánh nào sau đây đúng?
A. b = 6a. B. b = a. C. b = 3a. D. b = 4a.
Cho 720 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,24. B. 88,62. C. 76,14. D. 85,50.
Hỗn hợp X gồm propylamin, hexametylenđiamin; hỗn hợp Y gồm HCOOCH3, (HCOO)2C2H4, (HCOO)3C3H5. Trộn 7m gam X với 13m gam Y được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp Z cần 11,2 lít O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua dung dịch KOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 25,16 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn lượng Y có trong 0,1 mol Z thì thu được bao nhiêu gam ancol?
A. 4,02 gam. B. 3,42 gam. C. 5,23 gam. D. 4,20 gam.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 mol alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu N là Met và amino axit đầu C là Phe. Thủy phân từng phần peptit X thu được các đipeptit: Met–Gly, Gly–Ala và Gly–Gly. Cấu tạo của X là
A. Met–Gly–Gly–Ala–Phe.
B. Phe–Gly–Gly–Ala–Met.
C. Met–Ala–Gly–Gly–Phe.
D. Met–Gly–Ala–Gly–Phe.
Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2 thu được sản phẩm đều có khả năng tráng bạc.
Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 7.
Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Trong dung dịch, ion cromat và ion đicromat tồn tại một cân bằng hóa học: 2CrO42- (vàng) + 2H+ ⇔ Cr2O72- (da cam) + H2O. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ion CrO42- bền trong môi trường axit.
B. Dung dịch có màu da cam trong môi trường axit.
C. Dung dịch có màu vàng trong môi trường bazơ.
D. Ion Cr2O72- kém bền trong môi trường bazơ.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến