Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên của E là
A. axit ađipic. B. axit acrylic.
C. axit fomic. D. axit oxalic.
Số C = nCO2/nE = y/x
Số COOH = nCO2/nE = y/x
—> Số C = Số COOH
—> HOOC-COOH: axit oxalic.
Tiến hành thí như sau: – Bước 1: Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%. – Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, lắc đều rồi gạn bỏ phần dung dịch dư. – Bước 3: Thêm tiếp vào ống nghiệm 2ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được sau bước 3 là
A. Xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
B. Dung dịch thu được có màu xanh lam.
C. Dung dịch thu được có màu xanh tím.
D. Xuất hiện kết tủa xanh lam.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3. (6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 60 đvC. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (Ni, t°) thu được hợp chất hữu cơ Y. Nhận định nào sau đây sai?
A. X cho được phản ứng tráng gương.
B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
C. X tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Trong phân tử của Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ dòng điện 5A. Đến thời điểm t tại điện cực catot nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Nếu thể tích dung dịch không thay đổi V = 500 ml thì nồng độ mol của các chất trong dung dịch là
A. 0,04M; 0,08M B. 0,12M; 0,04M
C. 0,3M; 0,05M D. 0,02M; 0,12M
Lấy 10,8 gam Al chia thành 2 phần: – Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong 500ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,8M và HCl 0,8M thu được dung dịch X. – Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong 500ml dung dịch KOH 0,41M và Ba(OH)2 xM thu được dung dịch Y. Trộn X với Y thu được 97,1 gam hỗn hợp kết tủa Z. Thành phần % khối lượng Al(OH)3 trong Z lớn nhất là
A. 4,016. B. 22,733. C. 13,275. D. 32,092.
Lấy m gam hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức A, B, C (MA < MB < MC) tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KOH thì thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y thu được 15,36 gam hỗn hợp Z gồm 2 muối và phần hơi chứa 2,84 gam hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp Z thu được 11,04 gam K2CO3, 12,32 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Thành phần % khối lượng của B trong X gần nhất với
A. 13,6 B. 16,9 C. 16,0 D. 14,9
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến