Bài tập 1: Chọn đáp án đúng Câu 1: Phát minh quan trọng nhất về đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta là A. dùng gỗ, tre, xương làm công cụ. B. ghè đẽo hòn cuội thành rìu. C. biết làm đồ gốm. D. tìm ra được kim loại. Câu 2: Điểm mới trong đời sống xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta là A. số người sống chung với nhau tăng lên. B. những người có chung dòng máu cùng sống chung. C. sự ra đời của thị tộc mẫu hệ. D. con người sống nhiều trong các hang động, mái đá. Câu 3: Việc đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang chủ yếu bằng phương tiện gì? A. Ngựa B. Thuyền C. Voi D. Xe Câu 4: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang đã tạo nên điều gì? A. Tình cảm cộng đồng văn hóa. B. Đất nước phát triển. C. Gia đình hòa thuận. D. Cả 3 ý trên. Bài tập 2: Điền những cụm từ (làm đồ trang sức, nông nghiệp trồng lúa, luyện kim, trao đổi sản phẩm, chăn nuôi) vào chỗ chấm (…) cho phù hợp với nội dung của các câu sau: 1. Thóc lúa trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang, thể hiện nghề ……… đã phát triển. 2. Thức ăn ngoài khoai, đậu, bầu, bí còn có thêm thịt, cá, thể hiện ………… phát triển. 3. Phụ nữ mặc váy, áo, yếm và đeo nhiều loại đồ trang sức thể hiện nghề ………….. phát triển. 4. Dụng cụ bằng đồng có lưỡi cày, vũ khí, trống đồng, thạp đồng với nhiều hoa văn đẹp, thể hiện nghề ………….. phát triển. 5. Việc tìm thấy trống đồng và lưỡi rìu đồng ở nhiều nơi khác nhau thể hiện sự xuất hiện và mở rộng của nghề…………….

Các câu hỏi liên quan

“Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến”. (Theo Dương Lê, Sức mạnh của lời nói) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: (1đ) Xác định trạng ngữ có trong câu: “Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra”. Câu 2: (1,5đ) Nêu ý nghĩa và công dụng của trạng ngữ có trong câu văn trên. Câu 3: (1đ) Tìm và ghi lại câu rút gọn có trong đoạn trích. Câu 4: (1đ) Nêu tác dụng của câu rút gọn đã tìm. Câu 5: (1,5đ) Câu rút gọn mà em tìm được rút gọn thành phần nào? Hãy khôi phục lại thành phần rút gọn đó. Giúp mình với ạ