Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, thu được dung dịch X chứa 14,8 gam chất tan. Giá trị của m là
A. 13,5. B. 20,0. C. 30,0. D. 15,0.
Nếu tạo NaHCO3 (0,25) —> m = 21
Nếu tạo Na2CO3 (0,125) —> m = 13,25
Vì 13,25 < 14,8 < 21 nên tạo cả 2 muối NaHCO3 (a) và Na2CO3 (b)
—> a + 2b = 0,25
và 84a + 106b = 14,8
—> a = 0,05 và b = 0,1
—> nCO2 = 0,15
C6H12O6 —> 2CO2 + 2C2H5OH
0,075……………..0,15
—> mC6H12O6 đã dùng = 0,075.180/90% = 15 gam
Cho các chất glixerol, ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic, phenol. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
X là hỗn hợp gồm propan, propen, butan, buta-1,3-đien và but-1-en. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 52,8 gam CO2 và 26,4 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y chỉ chứa 2 ankan có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Tỉ khối của X so với hiđro là
A. 23,95. B. 26. C. 24. D. 25,75.
Cho các phát biểu sau: (a) Tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng. (b) Đimetylamin và isopropylamin đều là amin bậc 2. (c) Phenol và ancol benzylic đều có phản ứng với Na. (d) Dầu chuối (isoamyl axetat) là chất lỏng, nhẹ hơn nước. (e) Axit acrylic và axit oxalic đều có phản ứng tráng bạc. (g) Hiđrat hóa propen (xúc tác H+) thu được hỗn hợp hai ancol. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp X chứa butan, butylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần dùng 0,9925 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 22,615% về khối lượng. Cho toàn bộ lượng X trên vào dung dịch NaOH dư thấy có a mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,15. C. 0,20. D. 0,25.
X là muối có công thức phân tử C2H12O4N2S. Cho một lượng X phản ứng hoàn toàn với 300 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Z và dung dịch Y. Biết hỗn hợp Z gồm hai khí làm quỳ tím ẩm hóa xanh , dZ/H2 = k. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của k và m lần lượt là
A. 15,5 và 18,2. B. 15,5 và 14,2.
C. 12 và 14,2. D. 12 và 15,6.
Cho 36,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,2 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) , đồng thời thu được 174,36 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong X gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 50%. B. 56%. C. 72%. D. 64%.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat. (b) Cho lượng dư toluen vào dung dịch thuốc tím, đun nóng. (c) Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch muối mononatri glutamat. (d) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoni clorua đun nóng. (e) Cho chất hữu cơ có công thức C2H7NO3 vào dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3. (b) Ngâm một là đồng trong dung dịch HCl loãng, sục khí O2 liên tục. (c) Ngâm lá nhôm trong dung dịch KOH. (d) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch NaCl để ngoài không khí. (e) Để một đoạn dây thép cacbon ngoài không khí ẩm. (f) Ngâm một miếng Zn dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Hấp thụ hoàn toàn 403,2 ml CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,08M và Ba(OH)2 0,06M thì thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ V ml dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi thấy khí thoát ra thì ngừng lại. Giá trị của V là
A. 20. B. 12. C. 44. D. 32.
Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng H2N-CnH2n-COOH và este Z tạo bởi Y và ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng lượng O2 vừa đủ, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị m là:
A. 12,65. B. 12,35. C. 14,75. D. 11,30.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến