Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Sự phụ thuộc số mol kết tủa và số mol CO2 tham gia phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:
Tỉ lệ a : b là
A. 8 : 5. B. 3 : 1. C. 5 : 2. D. 2 : 1.
Khi nCO2 = 0,06 thì nCaCO3 = 2b —> nCa(HCO3)2 = a – 2b
Bảo toàn C —> 0,06 = 2b + 2(a – 2b) (1)
Khi nCO2 = 0,08 thì nCaCO3 = b —> nCa(HCO3)2 = a – b
Bảo toàn C —> 0,08 = b + 2(a – b) (2)
(1)(2) —> a = 0,05 và b = 0,02
—> a : b = 5 : 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (3) Cho khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3. (6) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Cho các phát biểu sau: (1) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn. (2) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit. (3) Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit. (4) Poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo. (5) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. (6) Anilin ở điều kiện thường là chất rắn tan tốt trong nước. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Hỗn hợp X gồm các đồng phân của C5H8. Cho 3,36 lít hh X đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị m là?
A. 26,25 gam B. 8,75 gam
C. 18,76 gam D. 17,5 gam
Hỗn hợp H gồm chất hữu cơ X có công thức C2H6N2O5 và một tripeptit mạch hở Y được tạo ra từ một loại aminoaxit trong số các aminoaxit sau: alanin, glyxin, valin. Đốt cháy hết Y trong oxi được 6,12 gam H2O, 1,68 gam N2. Cho 20,28 gam hỗn hợp H tác dụng vừa đủ 140 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được hỗn hợp muối khan Z. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong Z là:
A. 45,43% B. 47,78% C. 46,57% D. 27,83%
Cho dãy các chất: NaHCO3, FeCl3, CO2, Fe, Al và BaCl2. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Hỗn hợp khí X gồm metan, etilen và propin có tỉ khối so với H2 bằng 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần dùng V lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 3,6 gam nước. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 6,72. D. 2,24.
Từ tinh bột, điều chế ancol etylic theo sơ đồ sau: Tinh bột → glucozơ → C2H5OH. Biết hiệu suất của 2 quá trình lần lượt là 80% và 75%. Để điều chế được 200 lít rượu 34,5o (khối lượng riêng của C2H5OH bằng 0,8 gam/ml) thì cần dùng m kg gạo chứa 90% tinh bột. Giá trị của m là
A. 180,0. B. 90,0. C. 135,0. D. 232,5.
Cho các nhận xét sau: (1) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được saccarozơ. (2) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. (3) Triolein phản ứng với H2 (khi đun nóng, có xúc tác Ni). (4) Glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (5) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. (6) Fructozơ chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ. Số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Cho 25,75 gam amino axit X (trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH) tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 35,25 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến