Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 500ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 500ml dung dịch X và 5,04 lít H2 (đktc). Dung dịch X có pH bằng
nHCl ban đầu = 0,5
nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,45
—> nHCl dư = 0,05
—> [H+] dư = 0,1 —> pH = 1
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho K2Cr2O7 (rắn) vào dung dịch HCl đặc, đun nóng. (b) Cho ure vào dung dịch H2SO4 loãng. (c) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH dư. (d) Cho FeO vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư). (e) Cho Al4C3 vào dung dịch NaOH dư. (f) Cho dung dịch NaHCO3 vào nước vôi trong dư. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Cho các nhận định sau: (a) Dung dịch metyl amin làm quỳ tím chuyển màu đỏ. (b) Phân tử lysin có tính lưỡng tính. (c) Tất cả các polipeptit đều có phản ứng tạo phức màu tím với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thích hợp. (d) Các aminoaxit đều có phản ứng thủy phân. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X mạch hở (MX < 100), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 3 : 1. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, thì có 0,2 mol AgNO3 đã phản ứng, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25,6. B. 30,6. C. 29,0. D. 24,0.
Oxi hóa 2m gam ancol no, đơn chức , bậc 1 bằng oxi không khí trong điều kiệ thích hợp thì thu được 3m gam hỗn hớp X gồm andehit, axit và nước. Công thức của ancol trên là:
A. CH3OH hoặc C2H5OH
B. CH3OH
C. C2H5OH
D. C2H5OH hoặc C3H7OH
Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y, gam) vào thể tích dung dịch NaOH (x, lít) được biểu diễn bởi đồ thị sau:
Giá trị của b là
A. 0,72. B. 0,56. C. 0,60. D. 0,75.
Hỗn hợp X gồm hai ancol A và B đều đơn chức mạch hở có số mol bằng nhau và Ma
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn Al2(SO4)3, FeSO4 (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch E. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch chứa chất X dư vào V ml dung dịch E, thu được n1 mol kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch chứa chất Y dư vào V ml dung dịch E, thu được n2 mol kết tủa. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch chứa chất Z dư vào V ml dung dịch E, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. BaCl2, NaOH, Ba(OH)2.
B. Ba(OH)2, BaCl2, NaOH.
C. NaOH, BaCl2, Ba(OH)2.
D. NaOH, Ba(OH)2, BaCl2.
Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 1M và K2CO3 xM thì thu được dung dịch X. Cho rất từ từ đến hết X vào 100 ml H2SO4 1M thì thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 1,792 lít khí (đktc). Y tác dụng với Ba(OH)2 dư xuất hiện 46,94 gam kết tủa. Giá trị x là:
A. 0,75 B. 1,25 C. 1,0 D. 1,5
Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 18,2 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4 gam bột Fe vào Y, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100% và lượng khí hòa tan trong nước là không đáng kể. Giá trị của m là
A. 51,08. B. 54,04. C. 48,24. D. 57,26.
Thủy phân 13,68 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 75% thu được dung dịch X. Trung hòa X rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được khối lượng muối là
A. 6,48. B. 12,96. C. 9,72. D. 3,24.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến