Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau
Giá trị của m max là
A. 88,32. B. 84,26. C. 92,49. D. 98,84.
Đoạn 1: Ba(OH)2 + H2SO4 —> BaSO4 + H2O
—> nH2SO4 dư = nBa(OH)2 = 0,03
Đặt nAl2(SO4)3 = a —> nAl3+ = 2a
Khi dùng 0,43 mol Ba(OH)2 thì kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan hết nên:
nOH- = 0,43.2 = 0,03.2 + 4.2a —> a = 0,1
Kết tủa max gồm: BaSO4 (3a + 0,03 = 0,33) và Al(OH)3 (2a = 0,2)
—> m max = 92,49 gam
Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y chỉ thu được 164,7 gam hơi H2O và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 23,85 gam Na2CO3, 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác Z phản ứng với H2SO4 loãng dư thu được 2 axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T chứa C, H, O (MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng:
A. 6 B. 12 C. 8 D. 10
Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và chất rắn Z. Cho các dung dịch sau: CuCl2, Br2, HCl, NaNO3, KMnO4, Na2CO3. Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch Y là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H11N3O6) và Y (C4H12N2O6). Cho 44,20 gam E tác dụng tối đa với 0,92 mol KOH, thu được chất hữu cơ Z đa chức, bậc một và dung dịch T. Cô cạn T thu được chất rắn M gồm các muối vô cơ. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Cho các phát biểu sau: (a) Giá trị của m là 64,12. (b) Chỉ có một công thức cấu tạo thỏa mãn của chất Y. (c) Cho X hoặc Y vào dung dịch H2SO4 loãng, đều có khí không màu thoát ra. (d) Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 23,16 gam muối. Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y đều mạch hở. Cho 14,82 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,165 mol KOH thu được m gam hỗn hợp hai muối và 7,17 gam hỗn hợp Z gồm các ancol đều no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,048 mol E cần vừa đủ 0,324 mol O2, thu được 3,888 gam H2O. Phát biểu nào sau đây sai
A. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là 3.
B. Giá trị của m là 6,756.
C. Phần trăm khối lượng của nguyên tố C trong X là 55,814%.
D. Một phân tử Y có 14 nguyên tử H.
Hấp thụ hết 1,68 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch E. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch E vào 112,5 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 1,008 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch E tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 14,775 gam kết tủa. Tỉ lệ của x : y là
A. 3 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 1.
Hỗn hợp A gồm các chất X, Y, Z, T đều no, mạch hở. Trong đó X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, Z là ancol 2 chức, T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol A cần 21,504 lít khí O2 (đktc), khối lượng của CO2 thu được lớn hơn khối lượng H2O là 21,68 gam. Biết 0,18 mol A tác dụng với tối đa 0,2 mol NaOH. Cho 14,82 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được một ancol duy nhất có 2 nguyên tử cacbon, m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,82. B. 16,15. C. 13,21. D. 12,15.
Cho hỗn hợp gồm KHCO3 và Na2CO3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa và dung dịch X, sau đó cho từ từ dung dịch HCl vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì số mol HCl phản ứng là 0,28 mol. Mặt khác, toàn bộ X tác dụng với tối đa dung dịch chứa 0,16 mol Ca(OH)2, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 19,88. B. 17,88. C. 23,88. D. 17,91.
Cho phản ứng sau: (a) Q + 4NaOH → X + Y + Z + T + H2O (b) X + dung dịch AgNO3/NH3 → (NH4)2CO3 + … (c) 2Y + H2SO4 loãng → 2Y1 + Na2SO4. (d) Z + H2SO4 loãng → Z1 + Na2SO4 (e) 2CH2=CH2 + O2 → 2T (Xúc tác PdCl2, CuCl2). (g) 2Z1 + O2 → 4CO2 + 2H2O Biết MQ < 260, tổng số nguyên tử C và O có trong một phân tử Q là
A. 18. B. 22. C. 20. D. 16.
Cho 100 ml dung dịch E gồm HCl 0,75M, HNO3 0,15M và H2SO4 0,3M tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được kết tủa và dung dịch T. Cho từ từ đến hết dung dịch T vào 100 ml dung dịch K2CO3 0,32M và NaOH 0,3M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của X là
A. 2,364. B. 2,796. C. 2,955. D. 3,945.
Cho hỗn hợp chứa a mol kim loại X và a mol kim loại Y vào nước dư thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: + TN1: Cho dung dịch chứa 2a mol HCl vào dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa. + TN2: Cho dung dịch chứa 1,5a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa. + TN3: Cho dung dịch chứa 0,5a mol HCl và a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 < n3 < n1. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Ba và K. B. Ba và Zn. C. Ba và Al. D. Na và Al.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến