Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Các chất X và Y lần lượt là
A. KMnO4 và O2. B. Cu(NO3)2 và NO.
C. NH4Cl và NH3. D. NH4HCO3 và NH3.
Khí X thu bằng phương pháp đẩy H2O nên X không tan trong H2O
—> Loại C, D vì khí NH3 tan tốt.
Loại C vì nhiệt phân Cu(NO3)2 không tạo NO.
—> Chọn A.
oxi không tan trong nước hả a…
Cho m gam hỗn hợp A gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z, pentapeptit T (đều mạch hở) và G (C4H9O2N) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,025 mol C2H5OH và hỗn hợp B gồm các muối của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn B bằng lượng O2 vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 16,33 gam và có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được 6,12 gam H2O. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,8. B. 8,8. C. 9,7. D. 6,8.
Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo E cần vừa đủ 150 ml dung dịch KOH 0,5M, thu được dung dịch chứa a gam muối X và b gam muối Y (MX < MY, trong mỗi phân tử muối có không quá ba liên kết π, X và Y có cùng số nguyên tử C, số mol của X lớn hơn số mol của Y). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 28,56 lít CO2 (đktc) và 20,25 gam H2O. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 11,6 và 5,88. B. 13,7 và 6,95.
C. 14,5 và 7,35. D. 7,25 và 14,7.
Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích 2,24 lít (đktc). Y hòa tan tối đa 0,48 gam Mg. Biết hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan các khí trong dung dịch. Giá trị của T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7500. B. 8000. C. 9000. D. 8500.
Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và một amin no, đơn chức, mạch hở bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 0,85 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Hấp thụ hết Y vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 38 gam kết tủa. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 34,925 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 10,5. B. 10. C. 26. D. 25,5.
Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl, điện cực trơ, thu được Na tại catot. (b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng toàn phần của H2O. (c) Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O, được dùng để bó bột, đúc tượng. (d) Trong công nghiệp Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (e) Kim loại Na, Ca, Mg đều tan trong nước ở nhiệt độ thường. (g) Có thể điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4, thỏa mãn các phản ứng có phương trình hóa học sau: (1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O (2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z (3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + 3H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3 Cho các phát biểu sau: (a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp. (b) Chất T vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH. (c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc. (d) Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Cho các polime sau: tơ capron, nilon-6,6, polietilen, poli(vinyl axetat), cao su buna, poli(etilen terephtalat), polistiren, tinh bột, xenlulozơ. Số polime trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho nước brôm vào dung dịch fructozơ. (b) Cho quỳ tím vào dung dịch metylamin. (c) Nhỏ nước brôm vào dung dịch phenylamin. (d) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch phenylamoni clorua. (e) Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào hồ tinh bột. (g) Cho anbumin vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến