Cho sơ đồ của crom như sau: Cr(OH)2 + HCl → X; X + Cl2 → Y; Y + NaOH dư → Z; Z + NaOH + Cl2 → T. T là
A. NaCrO2. B. CrCl3. C. Na2Cr2O7. D. Na2CrO4.
Cr(OH)2 + HCl —> CrCl2 + H2O
CrCl2 + Cl2 —> CrCl3
CrCl3 + NaOH dư —> NaCrO2 + NaCl + H2O
NaCrO2 + Cl2 + NaOH —> Na2CrO4 + NaCl + H2O
—> T là Na2CrO4
Cho 1,25a mol Fe vào dung dịch chứa 4a mol HNO3 loãng. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trong các chất và dung dịch sau: HCl, AgNO3, Cl2, Cu, Na2CO3; số chất tác dụng được với X là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Tiến hành điện phân 500 ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 aM và KCl bM bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 6,72 lít (đktc). Cho 28 gam sắt vào dung dịch Y thu được 25 gam hỗn hợp chất rắn. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch Y không màu.
B. Khí NO thoát ra khi cho Fe vào dung dịch Y là 0,1 mol.
C. a + b = 1,1.
D. Ở thời điểm điện phân là 1,5t, tổng số mol khí thoát ra ở anot là 0,15 mol.
Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học có thể dùng
A. dung dịch Na2CO3. B. dung dịch NH3.
C. Quỳ tím. D. dung dịch NaOH.
Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 2 kim loại và dung dịch gồm 3 muối. Dung dịch đó chứa
A. Zn(NO3)2, Al(NO3)3 và Cu(NO3)2.
B. Al(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3.
C. Al(NO3)3, AgNO3 và Zn(NO3)2.
D. Zn(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3.
Tiến hành điện phân dung dịch X chứa x gam Cu(NO3)2 và y gam KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian 5018 giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 2,24 lít (đktc); đồng thời thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,15 gam bột Fe, sinh ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu điện phân dung dịch X với thời gian t giây, ở anot thu được 1,344 lít khí (đktc). Biết các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của x là 23,5 gam. (b) Giá trị của y là 5,96 gam. (c) Giá trị của t là 2702 giây. (d) Nếu thời gian điện phân là 4825 giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực. Số nhận định sai là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Nung 53,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn được 11,088 lít hỗn hợp khí Y và chất rắn Z. Chất rắn Z tác dụng tối đa với 1,29 lít dung dịch HNO3 1M tạo ra 1,68 lít khí T. Hoà tan X trong lượng HCl dư được 6,496 lít hỗn hợp hai khí (biết T là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các quá trình) và dung dịch G. Cô cạn G được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 75. B. 51. C. 66. D. 71.
Hoà tan 24,4 gam hợp kim Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 38,6 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị V là
A. 6,72 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 1,12 lít.
Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, axit fomic, axit acrylic, natri fomat, axit glyoxylic (HOOC-CHO).Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng làm mất màu nước brom vừa có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến