Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ
a. Xác định thể tích khí H2 sinh ra ở đktc
b. Xác định thể tích dung dịch HCl đã dùng
nAl = 5,4/27 = 0,2
2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2
0,2………0,6………0,2……..0,3
—> V = 0,3.22,4 = 6,72 lít
VddHCl = 0,6/2 = 0,3 lít
Hòa tan hết 18 gam hỗn hợp Q gồm Cu và Fe vào dung dịch chứa 1,15 mol HNO3 thu được dung dịch Q1 và khí NO duy nhất. Điện phân điện cực trơ dung dịch Q1 với cường độ I = 10A. Sau 5790 giây thì ngừng điện phân. Để yên cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Q2. Cho Mg vào dung dịch Q2, thu được dung dịch Q3 chứa 59,655 gam muối; 0,56 lít khí NO duy nhất (đktc) và chất rắn chỉ chứa 4,2 gam sắt. Cho NaOH dư vào Q3, thu được (a + 0,01) mol khí (a > 0). Giá trị của a là
A. 0,003. B. 0,004. C. 0,005. D. 0,006.
Cho 7,22 gam hỗn hợp Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau
Phần 1: Tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,128 lít khí H2 (đktc)
Phần 2: Tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,688 lít khí SO2 (đktc
a, Xác định kim loại M
b, Tính %m mỗi kim loại
Hỗn hợp X gồm HO-CH2-CHO, CH2=CHCOOH; CH2(COOCH3)2, C6H12O6 (glucozơ). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,33 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O cho vào dung dịch Ca(OH)2, sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 10,56 gam so với dung dịch ban đầu. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào Y, đến khi thu được kết tủa lớn nhất thì đã dùng 120 ml. Giá trị của m là
A. 9,00. B. 13,48. C. 9,36. D. 12,80.
Triglixerit X được tạo bởi từ glixerol và hai axit béo; Y và Z (MY < MZ) là hai oligopeptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp T (có khối lượng là m gam) chứa X, Y, Z cần dùng 1,3775 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,125 mol N2. Mặt khác, đun nóng 0,1 mol T với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,01 mol glixerol và 33,43 gam hỗn hợp gồm 4 muối; trong đó có hai muối của glyxin và alanin. Cho các nhận định sau: (a) X tác dụng với nước Br2 dư, theo tỉ lệ mol 1 : 1. (b) Y và Z đều cho được phản ứng màu biurê. (c) Giá trị của m là 24,77. (d) Trong oligopeptit Z, tỉ lệ mắt xích giữa glyxin và alanin là 1 : 2. Số nhận định đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa lượng nhỏ CrCl3. – Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ CuSO4. – Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3. – Thí nghiệm 4: Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng. – Thí nghiệm 5: Thả một miếng Na bằng hạt đậu vào dung dịch CuSO4 – Thí nghiêm 6: Đốt thanh sắt trong oxi ở nhiệt độ cao. – Thí nghiệm 7: Vật bằng gang để trong môi trường không khí ẩm. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3
Hỗn hợp X chứa một số este đơn chức, một số aminoaxit và một số hidrocacbon (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 1,2 mol O2 thu được hỗn hợp gồm CO2, 0,8 mol H2O và 0,04 mol N2. Hidro hoá hoàn toàn 0,26 mol X cần dùng a mol khí H2. Giá trị của a là?
A. 0,38 B. 0,26 C. 0,22 D. 0,30
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY, đều có số C lớn hơn 1); T là este hai chức thuần tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 11,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ 0,485 mol O2. Mặt khác, lượng E trên có thể tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được 0,07 mol muối của X. Biết X là axit no, phần trăm khối lượng của T trong E là?
A. 42,2%. B. 44,6%. C. 43,6%. D. 45,5%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến